Hạt cau (binh lang) là vị thuốc được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền. Dược liệu này thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, răng miệng như viêm lợi, đau răng, hôi miệng, khó tiêu,… Vậy hạt cau có tác dụng gì khác nữa không? Mời bạn tìm hiểu qua bài viết hữu ích dưới đây. 

*

Hạt cau

Tìm hiểu về hạt cau – cây cau

Hạt cau là hạt trong quả cây cau, tương tự các bộ phận khác như rễ cau, nó cũng có nhiều lợi ích y học đáng quý mà rất ít người biết. Theo Đông y, vị thuốc có tính ôn, vị cay và đắng chát, có tác dụng thông tiện – lợi tiểu rất tốt. 

Tên gọi, phân nhóm

Tên gọi khác: binh lang, tân lang, đại phúc tử.

Đang xem: Tác dụng chữa bệnh của quả cau

Tên khoa học: Areca Catechu.

Họ: Cau/Dừa (danh pháp khoa học: Arecaceae).

Phân nhóm: Cau vườn, cau rừng.

Cau vườn hạt lớn, hình nón cụt. Cau rừng hạt nhỏ, chắc củ.

*

Quả cau

*

Hạt trong quả cau dùng làm thuốc

Đặc điểm sinh thái

Cau là thực vật có thân mọc thẳng đứng, chiều cao từ 15cm – 20cm. Thân gồm có nhiều đốt, mỗi đốt cách nhau 10cm – 20cm. Lá mọc chủ yếu ở ngọn, hình cọ, được gắn kết bởi nhiều bẹ to tỏa thành chùm rộng.

Hoa cau có màu trắng, phát triển thành cụm, mùi thơm. Quả cau màu xanh mọc thành buồng, có hình trứng, vị chát. Bên trong quả là hạt, có màu nâu. Cây ra hoa kết quả vào khoảng thời gian tháng 5 – 12. 

Ở Việt Nam, cau được trồng nhiều tại các khu vực như Thanh Hóa, Hải Phòng, Quảng Trị, Nghệ An, Thừa Thiên – Huế,…

Liên hệ mua hạt cau

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

Bộ phận dùng: Hạt.

Thu hái: Cau thường được thu hoạch lúc đã chín già, vào tháng 9 – 12 hằng năm, để đảm bảo dược tính. 

Chế biến: Khi thu hái xong, người ta bổ đôi để lấy hạt bên trong. Tiếp theo, ngâm mềm hạt với nước, cạo bỏ đáy, thái mỏng từng lát. Sau đó đem hạt đi sấy hoặc phơi cho thật khô.

Bảo quản: Dược liệu sau khi sơ chế cần bảo quản ở những nơi kín đáo, khô ráo, thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp. Để không bị ẩm mốc hay mối mọt, thỉnh thoảng có thể đem hạt ra phơi lại. 

*

Hạt cau khô

Thành phần hóa học

Thành phần hóa học của binh lang có chứa khoảng 70% Tanin (khi chín có thể giảm xuống còn 15% – 20%) cùng các thành phần như: Axit galic, Myristin, Sacaroza, Laurin, Nanman, Olein, Galactan, muối vô cơ,…

Bên cạnh đó, dược liệu cũng chứa tinh dầu gôm, tinh dầu dễ bay hơi, Arecain, Arecolin, Guraxin.

Hạt cau có tác dụng gì?

Theo y học cổ truyền, thảo dược có tác dụng dược lý: tiêu hóa, hành thủy, hạ khí, phá tích, sát trùng,…

Theo y học hiện đại, hạt quả cau có tác dụng xổ giun sán, trị viêm lợi, đau răng, tăng nhu động ruột, tăng tiết nước bọt, tăng co thắt túi mật và cơ trơn cổ tử cung, làm chậm nhịp tim, kháng nấm và virus ngoài da,… 

Hỗ trợ điều trị tiểu đường

Thành phần hóa học của hạt cau chứa một hoạt chất có tác dụng phòng tránh sự gia tăng và giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Hoạt chất Arecaoline trong loại hạt này có khả năng kiểm soát đường huyết rất tốt.

*

Bên cạnh đó, vị thuốc còn có khả năng làm tăng tiết nước bọt. Vì vậy, dược liệu này thường được dùng để khắc phục chứng khô miệng ở những người bệnh tiểu đường.

Áp dụng hạt cau trong những món ăn hay bài thuốc sẽ giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa được các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra.

Tham khảo: Lá ổi – Kẻ thù “số 1” của bệnh tiểu đường, gout.

Chữa đau răng, hôi miệng, viêm lợi

Từ lâu, hạt cau đã được nhiều người biết đến với công dụng trị sâu răng và chữa hôi miệng. Chiết xuất từ dược liệu có tác dụng gây ức chế các vi khuẩn có hại trong khoang miệng. Từ đó, nó hỗ trợ ngăn ngừa và điều trị các bệnh như đau răng, hôi miệng, viêm lợi,… một cách hiệu quả.

Xem thêm:

*

Hạt cau chữa bệnh đau răng, viêm răng lợi

Ngoài ra, có thể dùng nước sắc hoặc rượu hạt cau để súc miệng hằng ngày, nhằm duy trì một hàm răng đẹp và chắc khỏe.

Chữa ăn không tiêu, bụng đầy, trướng đau, chán ăn

Hạt cau có tác dụng hỗ trợ dạ dày và tiêu hóa rất tốt nhờ khả năng loại bỏ các loại giun sán như giun đũa, sán dây,…

Đối với bệnh nhân tiểu đường có vấn đề về tiêu hóa, hạt cau có tác dụng chống ợ hơi, ợ chua, táo bón, tiêu chảy. Dược liệu giúp cho bệnh nhân ăn uống ngon miệng hơn, đồng thời cải thiện sức khỏe đường tiêu hóa rõ rệt. 

*

Công dụng của hạt cau giúp tiêu hóa tốt

Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng chán ăn là do các tác nhân tâm lý như lo lắng, buồn bã, áp lực,… Hạt cau là một vị thuốc tự nhiên có tác dụng giúp kích thích hệ thần kinh, giảm căng thẳng, chống trầm cảm. Nếu không muốn sử dụng tân dược để điều trị rối loạn lo âu trong thời gian dài vì sợ tác dụng phụ, bạn hãy thử áp dụng bài thuốc từ loại hạt này nhé. 

Cách làm hạt cau ngâm rượu 

Rượu cau có tác dụng ngăn ngừa và điều trị các bệnh về răng miệng như chảy máu chân răng, viêm lợi, viêm nha chu, sâu răng,…

Với một bình rượu hạt cau cực kỳ dễ làm, bạn sẽ sở hữu hàm răng chắc khỏe và giúp cả gia đình bảo vệ sức khỏe răng miệng vượt trội. 

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

Quả cau tươi: 20 – 25 quả (hoặc hạt cau khô). Rượu trắng: 1 lít (nên chọn loại rượu đã được khử chất độc Andehit).Bình ngâm rượu thủy tinh.

Cách ngâm rượu:

Tước hết phần vỏ xanh của quả cau để lấy cùi trắng và hạt bên trong.Mỗi hạt thái ra làm 2 hoặc 4 phần.Cho cùi trắng, hạt cau và rượu vào bình, đậy nút thật chặt.Ngâm rượu khoảng từ 1 tháng trở lên, cho đến khi thấy nước cau chuyển sang màu vàng cánh gián là sử dụng được (ngâm càng lâu thì chất lượng sẽ càng tốt). 

*

Rượu hạt cau

*

Hạt cau ngâm rượu

Cách dùng và liều lượng sử dụng hạt cau

Cách dùng

Sắc uống độc vị, kết hợp bài thuốc, tán thành bột mịn, rửa bên ngoài da.Liều dùng: từ 5 – 20 gam/ngày (hoặc 60 – 100 gam/ngày trong trường hợp trị giun sán). 

Liều lượng khuyên dùng:

Mỗi ngày nên dùng 5 – 20 gam hạt cau khô. Đối với trường hợp dùng hạt này để loại bỏ giun sán, có thể dùng 60 – 100 gam/ngày. 

Nếu dùng rượu hạt cau chưa quen thì ban đầu nên ngậm với một lượng thật ít, vì rượu rất cay. Nên súc miệng bằng rượu này 2 lần/ngày sau khi đánh răng khoảng 10 – 15 phút rồi nhổ đi. 

*

Một số bài thuốc trị bệnh từ hạt cau

Hạt cau thường được dùng để chế biến nhiều món ăn, ngâm rượu hoặc kết hợp trong các bài thuốc trị bệnh. Bạn hãy tham khảo những gợi ý sau đây để dùng dược liệu cho đúng: 

Bài thuốc điều trị bệnh sốt rét:

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Chích cam thảo: 2gBinh lang: 2gThanh bì: 2gTrần bì: 2gThảo quả: 2gThường sơn: 3g

Cách thực hiện

Sắc tất cả dược liệu thật kỹ với nước.Sau khi sắc thuốc, có thể pha đều với một ít rượu để dùng. 

*

Cách sử dụng hạt cau chữa bệnh

Bài thuốc trị chứng thực tích khí trệ (ăn uống khó tiêu, táo bón, bụng đầy trướng và ăn uống kém):

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Hương phụ (sao): 120g.Khiên ngưu: 120g.Binh lang: 30g.Thanh bì: 30g.Trần bì: 30g.Mộc hương: 30g.Nga truật: 30g.Hoàng liên: 30g.Hoàng bá: 100g.Đại hoàng: 100g.

Cách thực hiện

Đem nghiền tất cả dược liệu thành bột mịn.Bảo quản trong lọ kín ở nơi khô thoáng để dùng dần.Mỗi ngày dùng 2 – 3 lần, mỗi lần lấy khoảng 6 – 10 gam bột thuốc hòa nước ấm để uống. Sử dụng đều đặn cho đến khi hệ tiêu hóa ổn định.

*

Hạt trái cau phơi khô

Bài thuốc trị sán:

Cách 1:

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Binh lang: 30g.Nam qua tử: 30g.

Cách thực hiện

Cắt lát binh lang rồi đem sắc với nước.Tán nhỏ nam qua tử ra thành bột mịn.Trộn bột đã tán với nước sắc rồi dùng.Liên hệ mua hạt cau

Cách 2:

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Binh lang: 20g.

(Nếu dùng cho trẻ nhỏ thì giảm nửa lượng thuốc).

Cách thực hiện

Sắc 1 chén nước binh lang để uống vào sáng hôm sau.Nếu buồn đi tiêu, cố gắng nhịn khoảng 15 phút, sau đó đi tiêu rồi dùng nước ấm để rửa sạch cho hết sán.

*

Binh lang khô thái lát

Bài thuốc trị chốc đầu ở trẻ con:

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Hạt cau.Dầu bôi.

Cách thực hiện

Nghiền hoặc tán hạt cau thành bột mịn.Trộn bột đã tán với dầu rồi bôi lên đầu của trẻ.

Bài thuốc chữa chứng viêm ruột thời kỳ đầu gây táo bón, lỵ và đau bụng âm ỉ:

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Hương phụ: 12gBinh lang: 12gHoàng bá: 12gĐại hoàng: 12gMang tiêu: 12gNga truật: 8gTam lăng: 8gChỉ xác: 8gThanh bì: 8gMộc hương: 4gNgô thù: 4g

Cách thực hiện

Đem tất cả các vị thuốc trừ mang tiêu để sắc lấy nước.Trộn mang tiêu với nước sắc rồi dùng uống.Mỗi ngày sử dụng 1 thang thuốc. Bên cạnh đó, nên kết hợp với chế độ ăn uống khoa học. Kiên trì sử dụng đều đặn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt. 

Bài thuốc trị chứng khó thở, miệng khát, táo bón, bụng cứng, phù thũng:

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Cam toại: 80gĐại hoàng: 80gHắc sửu (tán bột): 160gĐại kích (sao giấm): 40gNguyên hoa: 40gMộc hương: 20gThanh bì: 20gTrần bì: 20gBinh lang: 20gKhinh phấn: 4g

Cách thực hiện

Đem tất cả các vị thuốc tán thành bột mịn.Trộn bột đã tán với hồ rồi vo thành viên.Mỗi ngày dùng 1 lần khi bụng đói, mỗi lần hòa 4 – 8 gam với nước ấm (nên uống vào sáng sớm sau khi ngủ dậy).

*

Lưu ý khi dùng hạt cau chữa bệnh

Hạt cau là vị thuốc trị được nhiều bệnh, hầu như không gây ra tác hại nào đáng kể. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, bạn cũng nên lưu ý:

Chỉ nên phơi hoặc sấy khô dược liệu, không nên sao chín vì có thể làm giảm dược tính của vị thuốc.Hạt cau kỵ lửa, nếu đem nướng sẽ bị chát, làm mất dược tính có lợi.Cần phân biệt hạt cau với vỏ quả cau phơi khô.Không dùng binh lang cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú, người khí hư hãm không tích trệ.Để dùng vị thuốc hiệu quả tối đa, bạn nên tham khảo ý kiến từ người có kinh nghiệm sử dụng.Tác dụng của hạt cau sẽ khó có được hiệu quả như kỳ vọng trong thời gian ngắn. Vì vậy, kiên trì dùng lâu dài là điều cần thiết.

Hạt cau (binh lang) mua ở đâu?

Hiện nay, trên thị trường có nhiều nơi bán hạt cau nhưng không phải nơi nào cũng đảm bảo được chất lượng và giá hợp lý. Vậy mua hạt cau ở đâu là tốt nhất? 

Chúng tôi Omega Việt Nam – Vì sức khỏe cộng đồng tự tin là địa chỉ bán hạt cau khô – sạch – đẹp, cam kết giá tốt, giúp bạn an tâm điều trị. 

Omega Việt Nam – Vì sức khỏe cộng đồng

*

Địa chỉ mua hạt cau uy tín

Bạn đọc vừa xem xong bài viết: “Hạt cau có tác dụng trị bệnh viêm lợi, đau răng, hôi miệng“, nếu còn những thắc mắc về công dụng, cũng như cách dùng vị thuốc, mời bạn để lại bình luận bên dưới, chúng tôi sẽ giải đáp sớm nhất.

Xem thêm: Tam Quốc Vô Lại Chiến Thần Audio, Tam Quốc Vô Lại Chiến Thần

Những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo hữu ích. Omega Việt Nam – Vì sức khỏe cộng đồng không đưa ra bất kỳ lời khuyên nào liên quan đến việc chẩn đoán và điều trị thay thế những chỉ định của y khoa.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *