Theo thông báo mới nhất của quân đội Nga, hai tàu hộ vệ đa năng mạnh hàng đầu của Hạm đội Thái Bình Dương thuộc Hải quân Liên bang (LB) Nga là Sovershenny (số hiệu 333) và Gromkiy (số hiệu 335) sẽ tranh tài tại cuộc thi “Cúp biển” trong khuôn khổ Army Games 2021 tại TP Vladivostok, LB Nga.

Đang xem: Hải quân việt nam có thêm 2 chiến hạm hiện đại

Trong cuộc thi, tàu Sovershenny (khởi đóng năm 2006 và hạ thủy năm 2015) sẽ đóng vai trò là tàu chính, còn tàu Gromkiy (khởi đóng năm 2012 và hạ thủy năm 2017) sẽ là tàu dự bị. Hai tàu trên là những chiến hạm đầu tiên của Đề án 20380 – lớp tàu hộ vệ mới nhất, hiện đại nhất của Hải quân LB Nga trong khuôn khổ chương trình tái vũ trang lực lượng này – được đóng tại nhà máy đóng tàu Amur ở vùng Komsomolsk-on-Amur, dành riêng cho Hạm đội Thái Bình Dương. Dự kiến, Hải quân LB Nga sẽ đóng tổng cộng 12 tàu hộ vệ loại này gồm nhiều biến thể với cấu hình vũ khí khác nhau.

*

Có thể nói, hai tàu Sovershenny và Gromkiy được xem là sự bổ sung cực kỳ quý giá dành cho Hạm đội Thái Bình Dương – một trong những hạm đội mạnh nhất của Hải quân LB Nga hiện nay – vốn phải đặc trách vùng biển rộng lớn nhưng lại thiếu vắng đội tàu mặt nước hiện đại, đông đảo. Tàu lớp Steregushchiy được thiết kế đáp ứng được yêu cầu tăng cường sức mạnh của Hải quân LB Nga, tạo ưu thế khi tác chiến trong chiến tranh hiện đại.

*

Tàu Sovershenny đậu ở ngoài khơi Vịnh Sừng Vàng, TP Vladivostok, LB Nga. Ảnh: TASS

Nhìn chung, tàu lớp Steregushchiy được biên chế tiêu chuẩn với đội ngũ thủy thủ đoàn 100 người, với lượng giãn nước toàn tải 2.200 tấn, dài 104,5m, rộng 13m, mớn nước 3,7m, tốc độ tối đa 27 hải lý/giờ, có thể hoạt động liên tục trên biển trong 15 ngày với tầm hoạt động 3.800 hải lý. Dù cho lượng giãn nước chỉ bằng khoảng 1/5 tàu tuần dương Varyag – “soái hạm” của Hạm đội Thái Bình Dương, hay thậm chí kém khá xa các tàu chiến lâu đời trong biên chế của hạm đội này, thế nhưng chiến hạm của Đề án 20380 lại sở hữu sức mạnh đáng gờm cùng lợi thế vượt trội hơn hẳn đó là sức trẻ và công nghệ tối tân nhất của nền công nghiệp quốc phòng LB Nga hiện tại.

*

Tổng thống Nga Vladimir Putin thăm tàu Sovershenny vào tháng 8-2017. Ảnh: Mil.ru

Hỏa lực của tàu lớp Steregushchiy tuy không sánh được với “soái hạm”, nhưng hoàn toàn “ăn đứt” ở khả năng phòng không, ngang ngửa ở năng lực chống tàu mặt nước trước một số tàu khu trục.

*

Tổng thống Nga Vladimir Putin nghe giới thiệu về hệ thống VKTB trên tàu Sovershenny. Trong ảnh là pháo A-190 trên tàu Sovershenny. Ảnh: Mil.ru

Sức mạnh lớn nhất của tàu chính là hệ thống phòng không Poliment-Redut được đặt thẳng đứng. Đây gần như là phiên bản rút gọn của hệ thống phòng không S-400 Triumf tân tiến hàng đầu thế giới hiện nay để trang bị cho các tàu chiến mới nhất của Hải quân LB Nga, với khả năng tác chiến với nhiều đối tượng gồm các loại máy bay chiến đấu, tên lửa hành trình, tên lửa chống radar, máy bay không người lái (UAV)… trong bán kính tới 150km và ở độ cao tới 30km so với mặt nước biển.

Xem thêm:

*

Pháo A-190 trên tàu lớp Steregushchiy sở hữu sức mạnh và độ chính xác hơn rất nhiều loại AK-176 thường trang bị trên tàu hộ vệ cỡ 2.000 tấn thường thấy của Hải quân LB Nga. Ảnh: BMPD

Tàu hộ vệ Đề án 20380 vẫn sử dụng tổ hợp 8 tên lửa hành trình chống hạm Kh-35, bố trí bắt chéo nhau giấu ở giữa thân tàu, có tầm bắn khoảng 130km và có thể lên tới 260km với phiên bản Kh-35U. Bên cạnh đó, tàu còn được tích hợp tổ hợp pháo – tên lửa phòng không Kashtan CIWS-M, hai ụ pháo phòng không AK-630M, hai súng máy 14,5mm MTPU.

*

Tàu kéo đưa tàu Gromkiy vào khu neo đậu tại cảng của Hạm đội Thái Bình Dương thuộc Hải quân LB Nga tại TP Vladivostok. Ảnh: BMPD

Đặc biệt, tàu của Đề án 20380 trang bị hệ thống pháo cực mạnh A-190 cỡ nòng 100mm (mạnh mẽ và chính xác hơn rất nhiều loại AK-176 thường trang bị trên tàu hộ vệ cỡ 2.000 tấn của Hải quân LB Nga) có thể bắn những phát đạn trái phá đánh chìm các tàu chiến nhỏ. Loại pháo lớn này thời Liên Xô chỉ được trang bị trên các tàu khu trục cỡ 5.000-6.000 tấn trở lên, nhưng giờ đây bằng hàng loạt giải pháp công nghệ hiện đại, LB Nga đã đưa được cỡ pháo này tới những tàu chiến 2.000 tấn mà vẫn giữ nguyên được sức mạnh vốn có cũng như tăng cường hiệu quả chiến đấu gấp nhiều lần.

*

Các tàu lớp Steregushchiy đều có thể mang theo 1 trực thăng săn ngầm Ka-27. Ảnh: BMPD

Ngoài ra, cũng phải kể đến hệ thống săn ngầm của tàu lớp Steregushchiy không dùng các hệ thống ngư lôi hay bom chìm truyền thống Liên Xô mà được trang bị vũ khí hoàn toàn mới – hệ thống chống ngầm/chống ngư lôi Paket-NK với 8 ống phóng 330mm. Không những vậy, tàu lớp Steregushchiy còn có thể mang theo 1 trực thăng săn ngầm Ka-27 và UAV trinh sát, do thám tầm trung Orlan-10.

*

Cận cảnh bệ phóng thẳng đứng của hệ thống phòng không Poliment-Redut được trang bị trên tàu Gromkiy. Ảnh: BMPD

Được thiết kế bởi Cục thiết kế hàng hải Trung ương Almaz, các tàu tiếp theo sau Đề án 20380 được đóng theo thiết kế cải tiến (Đề án 20381). Ngoài ra, lớp Steregushchiy đã được phát triển thêm thành lớp Gremyashchiy (Đề án 20385) và lớp Mercury (Đề án 20386). Biến thể xuất khẩu của lớp Steregushchiy được gọi là Đề án 20382 Tigr.

*

Tàu của Đề án 20380 trang bị 8 tên lửa hành trình chống hạm Kh-35. Nguồn ảnh: BMPD

Dự kiến, trong tương lai gần, Hạm đội Thái Bình Dương sẽ được trang bị thêm ít nhất 4 chiếc tàu của Đề án 20380 nữa. Tuy vẫn còn hơi ít so với yêu cầu nhiệm vụ nhưng các tàu lớp Steregushchiy của lực lượng này đều sở hữu khả năng tuần tra xa bờ, dài ngày, hỏa lực rất mạnh có khả năng khống chế cả trên không, trên biển và thậm chí là tiến vào sâu trong vùng biển gần của đối phương mà vẫn có khả năng bảo tồn cao trước sự đáp trả.

Xem thêm:

*

Hệ thống săn ngầm của tàu lớp Steregushchiy sử dụng hệ thống Paket-NK với 8 ống phóng 330mm uy lực. Nguồn ảnh: BMPD

Thậm chí, tàu lớp Steregushchiy được Tổ chức Bắc Đại Tây Dương (NATO) định danh là tàu khu trục cỡ nhỏ và được xem là mạnh tương đương với một tàu khu trục thế hệ mới của liên minh quân sự lớn nhất thế giới này.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *