Trải qua hàng ngàn năm, nền võ học thế giới nói chung Việt Nam chúng ta nói riêng có bao nhiêu môn phái, qua bao thế hệ lưu truyền các môn phái dần dần tuyệt vong khá nhiều, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, hành trình tìm lại những thế võ, những bài quyền, những chiêu thức của các môn võ đã thất truyền e rằng chỉ là hoang tưởng.
Theo dõi trên

*

Tôi mong rằng, với lòng nhiệt tình của anh em yêu Võ thuật, cùng nhau tìm hiểu truy tìm những môn phái những thế võ đã thất truyền từ lâu, để khơi gợi lại những tinh hoa võ học đã dìm sâu trong lãng quên thời gian.

Đang xem: Những chiêu thức, bí kíp võ thuật trong tiểu thuyết kim dung

Quyền “3 chân hổ”

Hơn 1 thế kỷ trước, Quyền 3 chân hổ – một tuyệt kỹ võ công thuần Việt với sức sát thương cực lớn đã bị loan báo là thất truyền.

Sở dĩ Quyền 3 chân hổ nổi tiếng, được giới võ học quan tâm đến vậy là vì người nắm giữ được tuyệt học này có thể đánh bại được thú dữ, một mình chống lại sự tấn công của nhiều người. Nhưng để tập luyện môn võ này, không phải chuyện dễ dàng.

Tương truyền rằng :

“Con cọp 3 chân thường vào làng quấy phá, thấy người là ăn thịt, khiến rất nhiều tiều phu và dân làng ở khu vực núi Bà bị chết mất xác, có gia đình may mắn tìm được xác nạn nhân thì cũng chỉ là những phần thân thể bị cọp vồ xé nham nhở. Từ đó, dân làng luôn sống trong nỗi sợ hãi kinh hoàng.

Ngày nọ, có một người tiều phu đang gánh củi về làng khi trời vừa xẩm tối. Bỗng hổ ba chân ở đâu lao tới vồ lấy ông. Nhanh như cắt, ông né đòn rồi xoay người phang ngang gánh củi vào mình hổ. Sau, ông rút đòn xóc được vót nhọn hai đầu mà ông vẫn thường dùng để gánh củi tấn công mãnh hổ.

Trong nhiều giờ liền dưới ánh trăng mờ ảo, dân làng hồi hộp nghe tiếng hổ gầm rú vang dậy cả màn đêm. Khi dân làng kéo được đến gần nơi người và hổ giao chiến, thấy người tiều phu toàn thân nhuốm máu, đòn xóc vẫn vững trên tay, phản công quyết liệt.

Hổ 3 chân cũng thương tích đầy mình, lại thấy đông dân xuất hiện, liền kiệt sức quay đầu chạy vào rừng. Rồi từ đó, không hiểu sao, người dân không còn thấy con hổ hung tợn ngày nào về làng quấy phá nữa.

Xem thêm:

Người tiều phu dũng mãnh đã kịp ghi chép lại những thế đánh lúc cận chiến với hổ ba chân. Cách nó trụ vững, thủ thân, rình, gườm, vồ, tát… có lúc tấn công đầy uy dũng, lúc lại như đùa giỡn vờn mồi… vô cùng linh hoạt.

Người từng giữ bí quyết của môn võ này là dòng họ Hà Trọng, đó là : Hà Trọng Sơn và Hà Trọng Ngự.

Nhung Thuật

Là cách đánh sử dụng loại binh khí được kết hợp bằng một dải lụa buộc một vật nặng ở một đầu, môn này là một tuyệt học của Nhất Nam.

Song Ngư – Binh Khí

Võ cổ truyền Việt Nam có một hệ thống bài bản luyện tập cực kì phong phú, đa dạng, đặc biệt là binh khí. Ngoài những thứ thường thấy như đao, côn, kiếm kích… mỗi một môn phái lại có riêng những loại binh khí đặc dị khác, ví như bài “song ngư” của võ đường Hồng Quyền Chu Gia ở Hà Nội

Võ đường Hồng Quyền Chu Gia do võ sư Chu Há đứng đầu vốn nổi tiếng với các món binh khí đặc biệt như: mễ, batoong, ô, điếu cày… và đặc biệt là “song ngư”, một loại binh khí hình hai con cá chép làm bằng sắt hoặc đồng.

Bàn đến võ cổ truyền Việt Nam xem ra cũng cần phải nói thêm đôi chút về đặc tính của nó. Đây là thứ võ có lối đánh uyển chuyển, khéo léo nhưng cũng không kém phần dũng mãnh. Đòn thế biến hóa dựa trên nguyên lí cơ bản “lấy nhu thắng cương, lấy nhược thắng cường”, tức lấy cái mềm mại để thắng cái cương mãnh, lấy cái yếu mềm để thắng cái mạnh mẽ, ào ạt.

Xem thêm: Nơi Bán Nhím Cảnh Uy Tín, Giá Rẻ Muốn Mua Phải Biết Ngay, Nhím Kiểng Ăn Gì

Một điểm chú ý khác, đó là loại binh khí này được chế tác bằng đồng hoặc sắt nên khá nặng, vì thế người sử dụng muốn điều khiển chúng linh hoạt theo đúng ý đồ đòi hỏi phải có một nội lực nhất định. Do làm bằng kim loại cho nên đây là loại binh khí có tính sát thương cao. Hàng vây và đuôi cá được ví như một lưỡi cưa máy sắc ngọt nên uy lực của từng thế đánh cực kì nguy hiểm. Đầu cá cứng rắn, thuôn nhọn với tiếp điểm bé nên khi tấn công tỏ ra lợi hại gấp trăm lần cú đấm. Bên cạnh đó, thân cá ôm lấy ống tay tạo thành một chiếc khiên thép vững chắc trong phòng thủ…

Nói tóm lại, “song ngư” là một thứ binh khí lợi hại nhờ vào đặc tính công thủ toàn diện, hình dạng độc đáo, gọn nhỏ cho nên được đánh giá là một trong những loại binh khí lợi hại của Hồng Quyền Chu Gia.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *