Lý Thường Kiệt (1019 – 1105) là một quân sự, nhà chính trị nổi tiếng thời Lý nước Đại Việt. Lý Thường Kiệt làm quan qua 3 triều Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông và đạt được nhiều thành tựu to lớn, khiến ông trở thành một trong hai danh tướng vĩ đại nhất nhà Lý, bên cạnh Lê Phụng Hiểu.
Theo dõi trên

*

Chiến tranh Tống-Việt và đỉnh cao Lý Thường Kiệt

Trong lịch sử Việt Nam, Lý Thường Kiệt nổi bật với việc chiến dịch chinh phạt Chiêm Thành (1069), đánh phá 3 châu Khâm, Ung, Liêm nước Tống (1075–1076), rồi đánh bại cuộc xâm lược Đại Việt của quân Tống (1077). Năm 2013, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch liệt ông vào một trong 14 vị anh hùng dân tộc tiêu biểu nhất trong lịch sử Việt Nam.

Đang xem: Lý thường kiệt và chiến tranh tống

Chiến tranh Tống-Việt: Đỉnh cao Lý Thường Kiệt & vực sâu của Vương An Thạch.

Đỉnh cao của Lý Thường Kiệt chính là thắng lợi ở trận Như Nguyệt. Đây là một trận chiến lớn diễn ra ở khúc sông Như Nguyệt (sông Cầu ngày nay) vào năm 1077, trận đánh có tính quyết định của cuộc Chiến tranh Tống-Việt, 1075-1077, và là trận đánh cuối cùng của nhà Tống trên đất ta. Trận chiến diễn ra trong nhiều tháng, kết thúc bằng chiến thắng của quân đội Đại Việt và thiệt hại cực lớn của quân Tống.

Chiến thắng này đã đánh dấu thành công nhiều chiến thuật chiến tranh phòng thủ và chủ động tấn công của danh tướng Lý Thường Kiệt trước một đế chế lớn hơn nhiều lần. Thất bại này đã làm cho nhà Tống mất hẳn ý chí xâm lược nước ta và buộc phải thừa nhận Đại Việt là một quốc gia.

Thắng lợi trong cuộc chiến Tống-Việt những chiến tích lừng lấy lưu danh sử sách của danh tướng Lý Thường Kiệt là niềm tự hào ngàn đời của người dân Việt Nam. Nhưng thất bại này, với nhà Tống nói riêng và các triều đại phong kiến Trung Quốc, là nỗi hổ thẹn không thể xóa mờ.

Và không phải ai cũng biết rằng, thất bại chiến tranh Tống-Việt là “vết nhơ” trong sự nghiệp của một trong những nhà kinh tế-chính trị-văn hóa nổi tiếng nhất lịch sử Trung Quốc. Đỉnh cao của Lý Thường Kiệt, không nghi ngờ gì nữa, cũng gắn liền với vực sâu của một nhân vật kiệt suất trong nhóm “Đường Tống Bát đại gia” – Vương An Thạch.

Vương An Thạch là ai?

Hình ảnh cách điệu của danh tướng Lý Thường Kiệt.

Vương An Thạch đỗ tiến sĩ năm Khánh Lịch thứ 2 (1042) đời Tống Nhân Tông. Năm 1047, ông được thăng tri huyện Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang. Năm 1058 ông được điều làm quan hình ngục Giang Đông, trông coi việc tư pháp và hành chính Giang Nam.

Đến cuối năm, ông đã viết một bài trình lên Tống Nhân Tông, nêu rõ các trì trệ hiện thời của Bắc Tống và nêu lên các biện pháp khắc phục, áp dụng tân pháp để cải cách chế độ kinh tế-xã hội, quân sự của nhà Tống. Trải qua một thời gian dài hai đời vua Tống Nhân Tông và Tống Anh Tông, sau khi về chịu tang mẹ 3 năm ở quê nhà, ông ở lại đó và mở trường dạy học.

Năm 1068, Tống Thần Tông lên làm vua, triều đình nhà Tống gặp phải tình huống khủng hoảng về quân sự, chính trị, kinh tế, xã hội. Tống Thần Tông lên ngôi và triệu ông về kinh đô Biện Kinh, phong làm Hàn lâm viện Học sĩ. Năm 1069, ông được thăng Tham tri chính sự.

Năm 1070, Vương An Thạch được cử làm Tể tướng, đã đề ra chính sách cải cách kinh tế, gọi là Tân Pháp, nhằm cứu vãn tình thế khó khăn trong nước. Tân pháp của ông xét theo quan điểm của kinh tế học hiện đại gần với tính chất của một nền kinh tế kế hoạch hóa và phúc lợi công cộng. Để thủ tiêu việc đầu cơ tích trữ và độc quyền, ông cũng đã đưa ra một hệ thống giá cả cố định, đề ra việc trả lương bổng và trợ cấp hưu trí cho quan lại cũng như trợ cấp cho những người khó khăn v.v.

Tân pháp là những chủ trương cải cách đầy tiến bộ thông qua các đạo luật. Khi năm phép ấy thi hành ra thì sự chống đối của các tầng lớp quan lại lên cao. Tân pháp Vương An Thạch được tiến hành một thời gian, và bị các thành phần khác ghen ghét, đấu tranh chống lại luật “thu thuế lúc lúa đang xanh” nên ông đã bị bãi chức lần thứ nhất.

Vươn An Thạch, nhà chính trị – kinh tế- văn hóa nổi danh thời Tống.

Giai đoạn này, Vương An Thạch còn cho sửa đổi lại hệ thống thi cử quốc gia, làm cho nó ít lệ thuộc vào Tứ Thư, Ngũ Kinh mà dựa trên cơ sở những kiến thức có giá trị thực tiễn. Điều này cũng làm cho tầng lớp quý tộc và quan lại theo trường phái Khổng Tử khó chịu. Khoảng tháng 6 năm 1074, thấy không làm được gì, ông xin từ chức. Nhưng tình hình càng trở nên phức tạp hơn. Đến tháng 3 năm 1075, Vương An Thạch lại được vua Tống triệu về chấp chính.

“Vết nhơ” lớn trong đời Vương An Thạch

Chủ trương đánh Đại Việt của Tống, khởi phát từ chính Vương An Thạch, trong kế hoạch mở rộng lãnh thổ xuống phương Nam và giải tỏa căng thăng trong nước (bởi chính sách cải cách của họ Vương) cùng sự uy hiếp ở biên giới bởi Liêu và Tây Hạ. Từ năm 1070, Vương An Thạch chú ý đến phương nam và muốn lập công ở ngoài biên, tâu lên vua Tống rằng: “Giao Chỉ vừa đánh Chiêm Thành bị thất bại, quân không còn nổi một vạn, có thể lấy quân Ung Châu sang chiếm Giao Chỉ”.

Theo kế sách của Vương Anh Thạch, Vua Tống phái Thẩm Khởi làm Quảng Tây kinh lược sứ năm 1073 lo việc xuất quân. Tháng 3/1074, Thẩm Khởi phạm nhiều sai lầm, Vương An Thạch tiến cử Lưu Di thay, lệnh tăng cường binh lực, tiếp tục điểm dân, tích lương, đóng chiến thuyền, luyện tập thủy binh. Theo đề xuất của họ Vương, nhà Tống đã biến Ung Châu thành một căn cứ xuất phát để đánh Đại Việt và giao cho Tô Giám, một viên tướng dày dặn kinh nghiệm trong cuộc chiến chống Nùng Trí Cao trước đây chỉ huy căn cứ này.

Xem thêm:

Mọi sự chuẩn bị chinh phạt của nhà Tống, theo kế hoạch của Vương An Thạch, phải giữ bí mật tuyệt đối, tránh lộ thông tin cho do thám của nhà Lý. Mục tiêu của Vương An Thạch, là đánh 1 trận, thu lấy toàn thắng, khuất phục Giao Chỉ, mở rộng bờ cõi. Nhưng Vương An Thạch, bởi chính sách cải cách Tân pháp của mình, mà khiến nhiều kẻ oán hận. Một trong số những kẻ đó, là tiến sĩ nhà Tống tên Từ Bá Tường, chính người này đã lén thông báo với Lý Thường Kiệt, lúc ấy là giữ chức Thái Úy về kế hoạch tiến đánh nhà Lý.

Biết được thông tin tình báo quan trọng này, Lý Thường Kiệt mới “tiên phát chế nhân”, tập trung hơn 10 vạn quân ở biên giới quyết định đánh đòn phủ đầu, công phá và giành thắng lợi liên tiếp ở Khâu châu, Liêm châu và Ung châu. Ngày 1 tháng 3 năm 1076, thành Ung thất thủ, đại tướng Tô Giám tự sát. Lý Thường Kiệt ra lệnh tiêu hủy thành lũy, phá kho tàng dự trữ trong vùng Tả Giang và lấy đá lấp sông chặn đường cứu viện của quân Tống.

Thắng lợi của Lý Thường Kiệt ở Ung Châu.

Việc nhà Lý đánh các châu Liêm, Khâm và Ung thành công, tiêu diệt khoảng 7-10 vạn quân và dân nhà Tống, và bắt được hàng ngàn người đem về Đại Việt cùng nhiều của cải. Sau khi hoàn thành mục tiêu phá hủy các căn cứ hậu cần của đối phương, quân độ Lý Thường Kiệt rút về nước.

Sai lầm nối tiếp

Trước tình hình đó, Vương An Thạch rơi vào thế “đâm lao phải theo lao”, đã đề xuất với Tống Thần Tông, chính thức tiến đánh Đại Việt. Theo Vương An Thạch, “Lúc quân ta diệt được Giao Chỉ, uy ta sẽ có. Rồi ra bá cáo cho Thiểm Tây biết, quân dân Thiểm Tây sẽ có thắng khí. Với khí thắng ấy, ta sẽ nuốt tươi nước Hạ. Mà nếu nuốt nước Hạ thì còn ai dám quấy nhiễu Trung Quốc nữa?”

Mục tiêu của Tống Thần Tông và Vương An Thạch không chỉ nhằm phục thù mà vẫn là theo đuổi đến cùng mục tiêu ban đầu của việc ra quân đánh vào lãnh thổ Đại Việt: gây nhuệ khí cho chiến trường tây bắc với Tây Hạ và tạo uy thế với nước Liêu.

Lực lượng đánh Đại Việt bao gồm khoảng 10 vạn quân, đặt dưới sự chỉ huy của Tuyên Huy nam viện sử Quách Quỳ và Triệu Tiết là phó tướng, đều là những người do Vương An Thạch đề cử. Quân Tống gồm 2 thành phần, có 4,5 vạn quân là binh sĩ có kinh nghiệm chiến đấu; còn lại hơn 5 vạn quân là lính mới tuyển mộ ở các lộ Hà Bắc, Kinh Đông và quân mộ thêm trên đường hành binh từ kinh đô tới Ung Châu, cùng với quân khe động vùng biên giới. Bên cạnh 10 vạn quân chiến đấu, quân Tống còn có 20 vạn phu dịch và 1 vạn ngựa.

Đầu năm 1077, quân Tống chính thức khởi binh. Một đạo quân Tống trên bộ do đích thân Quách Quỳ chỉ huy xuất phát từ châu Ung tiến vào vùng Đông Bắc Đại Việt. Một đạo quân thủy do Dương Tiến Tùng chỉ huy xuất phát từ châu Lôi đi men bờ biển và tiến vào cửa sông Bạch Đằng.

Đại thắng của Lý Thường Kiệt và quân đội Đại việt ở trận chiến Như Nguyệt.

Nếu như trên đường bộ, quân Tống với lực lượng vượt trội toàn diện giành được những thắng lợi đầu tiên quan trọng ở Chi Lăng, chiếm thành Môn Châu và đại quân tiến thẳng được xuống Nhã Nam tiếp cận bến Như Nguyệt thì ở đường Thủy, quân Tống lại thua to ở trận thủy chiến Đông Kênh, hơn trăm chiến thuyền bị đánh chìm, hàng vạn quân bị bắt, giết.

Thắng lợi của quân đội Đại Việt ở trận thủy chiến Đông Kênh đã phá hỏng hoàn toàn chiến lược gọng kìm của Vương An Thạch, và đẩy Quách Quỳ, Triệu Tiết vào hoàn cảnh không có phương tiện cho đại quân vượt sông, buộc phải liều mạng tấn công mà không có sự hỗ trợ của Thủy quân.

Sau 2 tháng, thấy quân Tống có dấu hiệu mết mỏi, quân Đại Việt phản công. Lý Thường Kiệt tổ chức vượt sông đánh bất ngờ vào cánh quân phía Tây của Triệu Tiết. Trận này, quân Đại Việt thắng lớn. Trong khi quân Tống rối loạn vì cánh phía Tây bị tập kích, quân Đại Việt tiếp tục đổ bộ đánh vào cánh quân phía Đông của Quách Quỳ. Sau khi giành được thắng lợi quân sự tại phòng tuyến Như Nguyệt, Đại Việt chủ động nghị hòa với quân Tống.

Kết cục của Vương An Thạch

Tháng 3 năm 1077, Quách Quỳ rút quân, quân Tống rút đến đâu, quân Đại Việt theo sau chiếm lại đến đó. Sau khi về nước, khi kiểm binh, trong số 10 vạn lính Tống ban đầu chỉ còn 23.400 lính trở về, 1 vạn ngựa chiến thì còn lại 3.174 con. Số dân phu 20 vạn trở về không được một nửa. Phí tổn chiến tranh được triều Tống tính ra là 5.190.000 lạng vàng.

Vương An Thạch trong tranh cổ Trung Hoa.

Sau thất bại hảm hại ở cuộc chiến Tống-Việt, vua Tống phế chức tể tướng của Vương An Thạch. Tháng 10.1077, Vương An Thạch trở về quên nhà ở Giang Ninh trồng cây, làm vườn, chuyên tâm nghiên cứu Phật học.

Vương An Thạch sống cuộc đời giản dị, không ham tiền tài danh vọng. Ông được người đời sau tôn là một trong “Đường Tống bát đại gia” (tám đại văn hào của đời Đường và đời Tống). Nếu như không phạm sai lầm lớn nhất (chiến tranh Tống-Việt), An Thạch đã có một cuộc đời lưu danh sử sách.

Xem thêm: Cốt Nhục Tương Tàn: Can 2 Anh Em Đánh Nhau, Cha Bị Đâm Chết Cha Ruột

Vương An Thạch qua đời năm 66 tuổi, ôm hận “Tân pháp cải cách” thất bại và “vết nhơ” của kẻ đề xuất chiến lược tiến đánh Đại Việt, gây ra tổn thất nặng nề cho nhà Tống.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *