Việt Nam đã phát hiện ra có khoảng 200 loài rắn khác nhau trong đó có không ít loài rắn cực độc và vô cùng nguy hiểm. Vậy bạn có biết rắn độc nhất Việt Nam là rắn gì không?

Việt Nam là đất nước có khí hậu nóng ẩm và có hệ sinh thái vô cùng đa dạng. Đây là điều kiện cực kỳ thích hợp để mọi loài rắn cư ngụ và sinh sôi nảy nở. Hãy cùng theo chân kiemthetruyenky.vn khám phá ngay Top 10 loài rắn độc nhất Việt Nam trong bài viết dưới đây nhé!

Rắn cạp nia

Tên khoa học: Bungarus.Chiều dài: 1 – 2m.Màu sắc: Khoang đen – trắng

Rắn cạp nia được đánh giá là loài rắn có nọc độc nhất Việt Nam. Cú cắn của chúng rất nguy hiểm, truyền từ 4 – 18mg nọc độc vào cơ thể, gây ra trụy hệ hô hấp đối với nạn nhân.

Đang xem: Các loài rắn thường gặp ở việt nam

Tỷ lệ tử vong do loài rắn cạp nia cắn lên đến 75%.

*

Đặc điểm của rắn cạp nia:

Rắn cạp nia có lớp vảy trơn và bóng được sắp xếp thành các khoang đậm màu. Bao gồm các khoang đen và khoang trắng đan xen lẫn lộn.Các vảy dọc theo sống lưng có hình lục giác.Đầu thon mảnh, mắt có con ngươi to tròn màu đen.Chúng có tiết diện ngang hình tam giác và phẳng ở phần lưng – hông chứ không tròn như nhiều loài rắn khác.Đuôi hẹp dần thành điểm nhọn hoắt ở phía cuối.

Sinh sản: Rắn cạp nia đẻ trứng. Mỗi lần đẻ khoảng 6 -12 trứng trong ổ bằng lá cây và sống ở đó cho đến khi trứng nở.

Thông thường vết cắn của chúng sẽ không gây đau nhức, sưng đỏ ngay lập tức. Nhưng chỉ sau ít phút, nọc độc ngấm rất nhanh vào cơ thể nạn nhân.

Nộc độc ấy sẽ làm tê liệt các cơ và hệ thần kinh, não bộ. Nạn nhân sẽ bị khó thở, run rẩy, chuột rút, căng cứng người và tử vong nhanh chóng. Do vậy hãy cảnh giác loại rắn độc nhất Việt Nam này nhé!

Rắn hổ lửa

Tên khoa học: Rhabdophis subminiatus.Chiều dài: 1 – 1,5m.Màu sắc: Thân và đầu màu xanh đen hoặc xám đen, cổ màu đỏ hoặc vàng nhạt.

Rắn hổ lửa còn có một cái tên gọi khá thú vị khác đó là rắn cổ đỏ. Chúng được xếp vào họ hàng rắn độc và thuộc top rắn độc nhất Việt Nam hiện nay.

Tuy nhiên, tự thân nó không sản xuất ra nọc độc mà nọc độc của chúng tổng hợp được phải nhờ vào quá trình chúng ăn các loài động vật có độc khác.

*

Đặc điểm của rắn hổ lửa:

Rắn hổ lửa có thân và đầu màu xanh đen hoặc xám đen, cổ màu đỏ hoặc vàng nhạt.Chúng có hai lỗ mũi tròn, mắt to và con ngươi đen.Phần vảy ở thân rắn hổ lửa sẽ có 19 hàng và có gờ, ngoại trừ hàng vảy ngoài cùng là nhẵn và không có gờ.Phần vảy ở bụng có từ 160 – 167 tấm nhưng phần vảy ở dưới đuôi thì chỉ có 84 – 86 tấm.

Sinh sản: Rắn hổ lửa để trứng, thường đẻ từ 5 – 17 quả trứng vào mỗi đợt và mất khoảng 8 – 10 tuần để ấp trứng.

Theo thống kê, đến nay đã có hàng trăm trường hợp bị rắn hổ lửa cắn có những triệu chứng rất nguy kịch và nguy hiểm đến tính mạng. Lượng độc của rắn hổ lửa vào cơ thể quá nhiều sẽ gây rối loạn đông máu.

Sau một thời gian không kịp thời cứu chữa sẽ dẫn đến xuất huyết, chảy máu đa cơ quan, suy hô hấp và tử vong.

Rắn cạp nong

Tên khoa học: Bungarus fasciatus.Chiều dài: 1,5 – 2m.Màu sắc: Khoang đen – vàng.

Nhiều người thường nhầm lẫn giữa rắn cạp nong và rắn cạp nia bởi tên gọi và hình dáng của chúng khá giống nhau. Rắn cạp nong cũng được đánh giá là loài rắn nguy hiểm nhất trong tất cả các loại rắn độc; nó nằm Top rắn độc nhất Việt Nam.

*

Đặc điểm của rắn cạp nong:

Rắn cạp nong có hai màu đặc trưng đó là vàng và đen đan xen nhau.Trên sống lưng có một lớp vảy khá lớn, cứng, có hình sáu cạnh, dễ dàng phân biệt với lớp vảy bên cạnh và bụng dưới.Đôi mắt tròn màu đen.Môi màu vàng, có cằm và cổ họng.Đầu to và rộng. Trên đầu có những vệt màu vàng giống như mũi tên.Đuôi nhỏ, tròn, dài bằng 1/10 chiều dài cơ thể.

Sinh sản: Rắn cạp nong thường đẻ trứng, khoảng 6 – 12 quả trứng và ấp nở vào khoảng tháng 4 đến tháng 5 hàng năm.

Chẳng kém cạnh rắn cạp nia là bao, nọc độc của rắn cạp nong có thể giết chết con mồi, bao gồm cả con người chỉ trong một lần cắn. Nọc độc của nó chứa độc tố thần kinh, làm ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của nơron thần kinh trong cơ thể.

Khi bị cắn, ban đầu nạn nhân sẽ cảm thấy bị co rút ở bụng, buồn nôn và giảm khả năng quan sát. Sau đó, xuất hiện những triệu chứng như khó nói, run, co giật và cuối cùng bị tê liệt hoàn toàn.

Càng để lâu, nạn nhân sẽ rơi vào tình trạng suy hô hấp nghiêm trọng và có thể dẫn đến ngừng thở và tử vong.

Rắn hổ đất

Tên khoa học: Naja kaouthia.Chiều dài: 1,3 – 2m.Màu sắc: Nâu đen.

Rắn hổ đất là loài rắn độc được gọi với nhiều tên khác nhau như rắn hổ phì, rắn hổ mang một mắt kính. Nọc độc của chúng cũng được xếp vào hạng đỉnh của chóp.

*

Đặc điểm của rắn hổ đất:

Rắn hổ đất thường có màu nâu đen, thân hình nhiều vảy trơn bóng xếp chồng lên nhau.Khi bành mang ra, ở phía sau cổ của chúng có màu đen đặc trưng và một vòng tròn trắng như mắt kính.Bề mặt bụng có đôi vết nhỏ nằm ngang.

Sinh sản: Rắn hổ đất là loài đẻ trứng. Con cái đẻ từ 16 – 33 trứng trong một ổ, từ tháng giêng đến tháng ba hàng năm. Thời gian ấp trứng từ 55 – 73 ngày.

Loài rắn độc nhất Việt Nam này cực kỳ nguy hiểm, khi cắn chúng sẽ tiết ra một lượng lớn nọc độc khiến con mồi cũng phải chào thua. Nọc độc của chúng chứa cardiotoxin, gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh, làm rối loạn nhịp tim.

Ngoài ra, chất mycotoxin trong nọc độc này cũng gây hoại tử cơ nhanh chóng. Ngay sau khi bị cắn, nạn nhân sẽ cảm thấy bị buồn nôn, chóng mặt, khó thở và cơ thể nóng bừng lên.

Dù vậy, nọc độc của rắn hổ đất được các chuyên gia nghiên cứu sử dụng để làm thuốc chữa đau các khớp xương, thuốc tê.

Rắn lục đuôi đỏ

Tên khoa học: Trimeresurus albolabris.Chiều dài: 60 – 80cm.Màu sắc: Thân màu xanh lá cây và đuôi màu đỏ.

Rắn lục đuôi đỏ là một trong những loài rắn độc nhất Việt Nam. Khi căn, chúng truyền khoảng 20 thành phần độc hại khác nhau vào cơ thể con mồi.

*

Đặc điểm của rắn lục đuôi đỏ:

Loài rắn này có vẻ ngoài giống với tên gọi của chúng. Thân màu xanh và đuôi đỏ ửng nên rất dễ phân biệt với các loài rắn khác.Bụng có màu xanh nhạt, vàng hoặc trắng

Sinh sản: Rắn lục đuôi đỏ là loài hy hữu đẻ con trong tất cả các họ loài rắn. Mỗi lứa đẻ 7 – 16 con. Sau khi trứng được thụ tinh thì ở lại ngay trong bụng rắn mẹ và quây thành bào thai riêng biệt như của loài thú.

Đặc biệt, nọc độc mạnh nhất và tập trung nhiều nhất ở những con cái đang mang thai. Chất độc này gây tan máu, phù nề, nhiễm độc thần kinh. Một số nạn nhân sẽ có biểu hiện chóng mặt, lo lắng.

Bên cạnh đó, họ có thể xuất hiện tình trạng sốc do mất máu, tụt huyết áp, thiểu niệu, vô niệu. Nặng hơn nữa là có thể có suy thận cấp, trụy tim.

Rắn lục đuôi đỏ thường sống tại các bụi rậm, rặng tre, gần nơi người dân sinh sống. Do đó, mọi người nên chú ý để tránh xảy ra những trường hợp không mong muốn.

Xem thêm: Su 30Mk2 Của Việt Nam – Việt Nam Sẽ Có 36 Chiến Đấu Cơ Hiện Đại Su

Rắn lục Trùng Khánh

Tên khoa học: Protobothrops trungkhanhensis.Chiều dài: 50 – 70cm.Màu sắc: Nâu xám, có nhiều họa tiết bắt mắt.

Loài rắn lục Trùng Khánh được phát hiện lần đầu tiên ở vùng Trùng Khánh, Cao Bằng, Việt Nam. Hiện nay rắn lục Trùng Khánh có số lượng rất ít nên đã nằm trong sách đỏ – những loài cần được bảo tồn vì sắp tuyệt chủng.

*

Đặc điểm của rắn lục Trùng Khánh:

Rắn lục Trùng Khánh có màu nâu xám nhạt, khác biệt rõ nét ở sự sắp xếp các vảy trên thân.Các vảy nhỏ hình thang ngăn cách giữa đầu và cổ.Lỗ mũi lớn.Nhiều vệt nâu sẫm trên thân và đuôi. Gần đuôi có vệt đen, không có vệt đỏ trên chóp đuôi.

Sinh sản: Rắn lục Trùng Khánh đẻ con.

Đây là loài rắn nguy hiểm và thường gây ra những triệu chứng ngay lập tức khi bị nó cắn. Ban đầu nạn nhân sẽ thấy đau dữ dội ở chỗ vết cắn. Tại vết cắn này sẽ bị sưng đỏ hay bầm tím, chảy máu nhiều.

Một hồi sau nạn nhân có dấu hiệu miệng bị cứng lại, mắt mờ, nôn mửa. Nếu không kịp thời cứu chữa sẽ dẫn đến tình trạng khó thở, nhịp tim không đều và có thể dẫn đến tử vong.

Rắn biển

Tên khoa học: Hydrophiinae.Chiều dài: 1,3 – 1,8m.Màu sắc: Khoang đen – trắng.

Rắn biển là loài rắn độc nhất Việt Nam sống chủ yếu ở môi trường biển. Theo thống kê, trong những trường hợp bị rắn biển cắn thì có tới 90% các ca bị tử vong.

Nọc độc của loài rắn này được tạo thành từ các loại độc tố thần kinh và độc tố gây hoại tử.

*

Đặc điểm của rắn biển:

Rắn biển có cấu tạo cơ thể theo chiều ngang dẹt giống như con lươn.Rắn biển không có mang và thường xuyên phải trồi lên mặt nước để thở.Chúng có lớp da trơn với hai màu đặc trưng đen, trắng xếp xen kẽ nhau.

Sinh sản: Đây là loài rắn đẻ con.

Rắn biển – một trong những loài rắn độc nhất Việt Nam này là mối đe dọa lớn cho những ngư dân và thợ lặn. Bởi chúng thường rồi lên mặt nước để hô hấp, do đó mà rất dễ tấn công con người.

Rắn chàm quạp

Tên khoa học: Calloselasma rhodostoma.Chiều dài: 70 – 100cm.Màu sắc: Vàng hoặc nâu.

Rắn chàm quạp xứng đáng nằm trong Top 10 loài rắn độc nhất Việt Nam. Bởi không chỉ vẻ ngoài đáng sợ mà tính khí của loài này vô cùng nóng nảy.

Thay vì bỏ chạy khi gặp con người như bao loài rắn khác, rắn chàm quạp sẽ cuộn tròn mình lại và đứng im chờ thời cơ tốt mà tấn công.

*

Đặc điểm của rắn chàm quạp:

Rắn chàm quạp sở hữu lớp da khá sần sùi màu lá cây khô.Tùy vào môi trường sống, có một số con có màu hơi hồng, hơi vàng hay hơi nâu. Điều này giúp chúng dễ dàng ngụy trang để tìm kiếm con mồi.Trên lưng có những hoa văn hình tam giác màu nâu sẫm và vàng đan xen lẫn.Đầu chúng rất to, thon nhọn về phía trước.Mắt màu nâu, con ngươi hình elip dọc trông cực kỳ hung dữ.Thân hơi dẹp và luôn trong tư thế cuộn tròn người, đầu ngẩng cao.Đuôi ngắn.

Sinh sản: Rắn chàm quạp là loài đẻ trứng, khoảng 13 – 30 trứng trong mỗi lần đẻ. Rắn mẹ canh giữ trong suốt khoảng thời gian từ 5 – 7 tuần lễ ấp trứng.

Rắn chàm cạp có bộ răng nanh siêu dài, sắc nhọn, chỉ cần một cú cắn thì xác định tương lai chẳng còn rạng mở. Nọc độc của loài này nhanh chóng làm tê liệt hệ thần kinh của các con mồi.

Sau 30 phút chưa cứu chữa kịp thời, độc tố sẽ dần ngấm vào các cơ quan khác làm phá vỡ các tế bào thành mạch gây ra hiện tượng chảy máu trong. Loài rắn này rất dữ tợn và cực kỳ nguy hiểm.

Nếu lỡ may bị loài rắn độc nhất Việt Nam này cắn thì không nên chủ quan mà hãy nhanh chóng vào bệnh viện nhé!

Rắn lục đầu bạc

Tên khoa học: Azemiops feae.Chiều dài: 70 – 90cm.Màu sắc: Thân màu đen, đầu bạc trắng.

Rắn lục đầu bạc là loài rắn nguyên thủy, sống ở độ cao 1000m so với mặt nước biển. Do đó mà ta ít khi bắt gặp chúng. Tuy nhiên đây là loài có độc tính kinh khủng nhất mà giới khoa học nghiên cứu từng biết đến.

*

Đặc điểm:

Giống với tên gọi, rắn lục đầu bạc sở hữu cái đầu có phần hơi dẹt, màu bạc trắng.Trên đầu có hai vạch đen lớn chạy dọc, đối xứng nhau qua một đường màu trắng hồng.Thân rắn phủ một lớp vảy màu đen bóng huyền bí và có nhiều hoa văn bắt mắt màu đỏ hoặc cam.Đuôi ngắn, thon nhọn ở phần chóp cuối.

Sinh sản: Rắn lục đầu bạc đẻ trứng.

Một lượng nhỏ nọc độc của chúng cũng có thể giết chết ít nhất 15 người. Trong nọc độc có chứa chất tenaximium cực mạnh nên một khi chất này đã vào tim thì sẽ phá vỡ các tế bào hồng huyết cầu.

Nạn nhân sẽ chảy máu rất nhiều dưới da, cảm thấy rất nóng ran và đau nhức vùng bị cắn ngay lập tức. Sau 40 phút không cứu chữa, tình trạng khó thở tức ngực bắt đầu xuất hiện và có thể dẫn đến cái chết đau đớn.

Rắn hổ mang chúa

Tên khoa học: Ophiophagus hannah.Chiều dài: 3 – 4m.Màu sắc: Trắng xám, đen chì, xám nâu.

Rắn hổ mang chúa là cái tên cuối cùng mà kiemthetruyenky.vn muốn nhắc đến trong danh sách Top 10 rắn độc nhất Việt Nam. Sở dĩ có cái tên hổ mang chúa bới chúng có kích thước lớn hơn và có nọc độc mạnh nhất trong dòng họ loài rắn hổ mang.

*

Đặc điểm của rắn hổ mang chúa:

Tùy theo môi trường sống mà da rắn hổ mang chúa có màu sắc khác nhau.Nếu sống nơi nhiều ánh sáng, vùng sông suối thì da sáng màu, ví dụ như màu trắng xám.Còn sống nơi ít ánh sáng, vùng rừng sâu, hang động thì da tối màu hơn, ví dụ như màu đen chì, xám đen, xám nâu.Phần bụng có màu kem hoặc vàng nhạt, vảy mịn. Phần cổ họng có màu vàng sáng hoặc màu kem.Toàn thân bao phủ bởi lớp vảy dày, mịn có cấu tạo từ Keratin xếp thành hàng xiên gồm 15 hàng trên lưng dọc theo giữa cơ thể và 17 đến 19 hàng trên cổ.Vảy trên lưng nhỏ và tròn, vảy dưới bụng dài và rộng.Một đặc điểm dễ nhận dạng loài này đó là sự hiện diện của một cặp vảy lớn được gọi là xương chẩm, nằm ở mặt sau đỉnh đầu rắn.

Sinh sản: Rắn hổ mang chúa đẻ trứng, khoảng 20 – 43 trứng vào cuối tháng 3 đến tháng 5. Đây là loài rắn duy nhất trên thế giới biết làm tổ đẻ trứng.

Rắn hổ mang chúa có khả năng phóng độc ra xa khoảng 3m. Không chỉ vậy nó còn có khả năng khống chế lượng độc tiết ra khi cắn con mồi. Nọc độc khi xâm nhập vào cơ thể sẽ tấn công vào hệ thần kinh trung ương.

Sau đó, lượng độc tố ấy sẽ gây hỗn loạn các tín hiệu thần kinh dẫn đến tê liệt hệ hô hấp và gây tử vong cho nạn nhân chỉ trong khoảng 30 phút.

Xem thêm: Yêu Thương Ở Nhà Có Ba Chị Em Gái, Nhà Có Ba Chị Em

Một điều cực kỳ kinh khủng mà có thể rất nhiều người chưa biết đến về loài rắn độc nhất Việt Nam này. Sau khi chết hay đầu bị chặt đứt khỏi thân, loài rắn hổ mang chúa này vẫn có thể cắn và tiết ra một lượng nọc độc đủ để giết chết con mồi. Vậy nên, đây là loài rắn không đùa được đâu.

Mọi người thường dễ nhầm lẫn giữa rắn độc và rắn thường, cho nên cũng khá chủ quan khi bắt gặp chúng. Qua bài viết Top 10 loài rắn độc nhất Việt Nam mà kiemthetruyenky.vn đã tổng hợp được hy vọng sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về các loài rắn độc. Đừng quên chia sẻ cho người thân, bạn bè cùng biết để đề phòng kịp thời nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *