TT – Sự bùng nổ của các trang thông tin điện tử đã kéo theo nhiều hệ lụy. Nhiều cảnh báo đã được đưa ra (“Bỗng dưng… thành sao” – TT ngày 11 và 12-7), kenh14.vn còn được bạn đọc Tuổi Trẻ mổ xẻ với nhiều lo ngại (“Kênh 14: giải trí kiểu gì?” – TT ngày 5-11). Nhưng đó mới chỉ là một ví dụ.

Đang xem: Muôn Màu Đời Sống Giới Trẻ Việt Và Thế Giới

Bạn đang xem: Kenh14 kenh danh cho gioi tre

Bạn đang xem: Kenh14

Web cho giới trẻ: có một đống rác!

TT – Sự bùng nổ của các trang thông tin điện tử đã kéo theo nhiều hệ lụy. Nhiều cảnh báo đã được đưa ra (“Bỗng dưng… thành sao” – TT ngày 11 và 12-7), kenh14.vn còn được bạn đọc Tuổi Trẻ mổ xẻ với nhiều lo ngại (“Kênh 14: giải trí kiểu gì?” – TT ngày 5-11). Nhưng đó mới chỉ là một ví dụ.

*

*

Giới trẻ học hỏi được gì từ những thông tin như thế này?

Với chi phí mua tên miền, thuê máy chủ lưu trữ ngày càng rẻ và nhiều phần mềm làm sẵn, chưa bao giờ việc xây dựng một trang thông tin điện tử lại dễ dàng hơn hiện nay. Song như một nhà phân tích từng nhận định, số website không tỉ lệ thuận với lượng thông tin cung cấp (chưa xét đến chất lượng thông tin) mà trái lại xã hội đang có nguy cơ phải đối mặt với những “núi rác văn hóa”.

Bát nháo thông tin

*

*

*

Cơ quan chức năng ở đâu?

Tuy là “trang thông tin” nhưng phần lớn nội dung trên các website này đều chỉ sao chép lại từ các nơi với kiểu dẫn nguồn “theo XYZ” mà không hề có tên tác giả. Trong nhiều trường hợp, nguồn thông tin gốc không hề giống với những gì được tái bản khiến uy tín của các cơ quan báo chí chính thức ít nhiều bị ảnh hưởng. Luật Sở hữu trí tuệ ở những nơi này trở thành trò cười khi chuyện “cắt cóp”, xài chùa đã tự nhiên như không khí để thở mà ai cũng “biết rồi, khổ lắm” và… bất lực.

Xem thêm:

Ngoài những trang báo điện tử chính thức được cấp phép, phần lớn trang mạng còn lại do các doanh nghiệp xây dựng nhưng vẫn hoạt động như một cơ quan báo chí với đầy đủ chức danh như phóng viên, biên tập viên, thư ký tòa soạn. Kenh14, ngoài lực lượng phụ trách còn sử dụng nhiều cộng tác viên tuổi học trò, chưa từng được huấn luyện nghiệp vụ, khó tránh khỏi kiểu viết theo cảm tính, chủ quan vì thiếu chuyên môn. Web tuva…com còn ghi luôn vào cả tiêu đề “Báo điện tử T” dù ở cuối trang xác định giấy phép của nơi này chỉ là trang thông tin điện tử. Cũng ở nơi này, mọi bài báo sao chép từ các báo, tạp chí chính thức đều không ghi nguồn, chỉ có tên tác giả như thể đó là bài riêng của họ, do phóng viên của họ thực hiện.

Sẽ không quá khó để biết mục đích của các website chứa nội dung dạng này là lôi kéo người xem và bán quảng cáo cho các doanh nghiệp với mức giá từ vài triệu đến hàng chục triệu đồng mỗi tháng. Khoan không xét đến việc họ có vi phạm các quy định về quảng cáo hay không thì việc sử dụng tài sản của người khác để kinh doanh đã là hành vi phạm pháp, chưa kể trong số những website này còn có nhiều trang của cá nhân, với tên miền .vn và không hề có giấy phép.

Xem thêm:

Những “trang thông tin giải trí tổng hợp” đang thi nhau mọc lên không kiểm soát và ngày ngày đưa vào đầu giới trẻ những xu hướng thời trang, đẳng cấp sành điệu, tụ điểm ăn chơi. Giới trẻ thường có khuynh hướng học theo thần tượng. Khi thông tin một hoa hậu xác nhận sẽ chụp ảnh khỏa thân để làm từ thiện được đăng tải, khi những tấm ảnh hở hang của một nữ sinh Trung Quốc được tung ra với lý do “để vận động quyên góp từ thiện”, thì một thí sinh dự thi người đẹp tuổi học trò cũng tuyên bố sẵn sàng chụp ảnh khỏa thân với mục đích từ thiện (?!).

Rác văn hóa ở đây không chỉ là những thông tin vô bổ bị cắt xén, nhân bản mà còn là những cái có thể truyền nhiễm vào giới trẻ hôm nay, ngày mai. Các cơ quan quản lý ở đâu khi tình trạng này diễn ra công khai mỗi ngày để ung dung bước vào mỗi nhà…!?

PHẠM THÀNH NHÂN

Nhiều website đang vẽ lên một thế giới phù phiếm

Lướt qua một số trang mạng nước ngoài như Teen.com (website tuổi teen), teenmag.com (tạp chí teen), kidshealth.org (kênh sức khỏe cho người trẻ)… tôi thật sự ấn tượng từ kiểu cách trình bày đến nội dung thông tin giản dị, trẻ trung của họ.

Thử đem so sánh với các website Việt như Kenh14.vn, Hihihehe.com, Teen.vn… có lẽ sẽ thật khập khiễng. Sự khập khiễng ở đây không phải ở cách thức trình bày, trình độ kỹ thuật chuyên nghiệp của người làm website, mà chủ yếu là việc tạo dựng thông tin cho giới trẻ. Điểm qua các chuyên mục người xem chỉ thấy nào là teen shock, buôn chuyện “sao” lộ hàng, khoe hàng, chuyện teen sống thử, nghệ thuật “cưa gái”… Kèm theo đó là nhiều hình ảnh minh họa hở hang, phản cảm. Trong khi đó, các thông tin giải trí lành mạnh, có tính giáo dục, trao đổi học tập thường ít cập nhật, thay vào đó là thế giới phù phiếm, lối sống thực dụng, chụp ảnh “tự sướng”… Chúng ta có thể tìm thấy hàng trăm bài viết và hình ảnh “bẩn” trên các website loại này. Chưa hết, ngôn ngữ mà các website teen Việt sử dụng chẳng khác nào một “nồi lẩu”, khi thì pha trộn lẫn lộn tiếng Việt tiếng Anh (“10 tips chăm sóc bàn chân”…); khi thì diễn đạt thông tin bằng một câu từ không có trong tiếng Việt, thậm chí cả tiếng Anh cũng không có (như Musik, 2-Tek!, tjm 0x kg ne`, Can` Tym Gap 1 BX…). Chính việc sử dụng ngôn ngữ bừa bãi như vậy đã và đang kéo theo những hệ lụy xấu đến độc giả tuổi teen.

TIẾN THÀNH

___________________

Từ hàng ghế khán giả

* Tò mò hay ham thích?

Không phải đến bây giờ người ta mới hỏi “Kênh 14 đang làm gì với giới trẻ?”. Hàng loạt thông tin sai lệch từ lối sống, thời trang, giải trí đã được đăng tải một cách tự do và thoải mái. Điều đáng nói ở đây khi dùng trang thông tin đánh giá Alexa về lượt truy cập, “Kênh 14” đạt kỷ lục cao về lượt truy cập của các trang web tại Việt Nam. Thực tế đó cho thấy giới trẻ quan tâm đến trang thông tin đó là vì tò mò hay thật sự ham thích?

Sẽ không lạ lùng khi trên mạng xã hội người ta thành lập những câu lạc bộ, hội nhóm với tên gọi “Tôi không thích Kênh 14” (tại Facebook) nhưng rồi lượt truy cập vẫn cao. Điều này cho thấy giới trẻ vẫn vào thường xuyên để xem thử hôm nay có gì mới hoặc thôi kệ cứ xem thử. Một thành viên trong nhóm “Kênh 14” có lần bảo với tôi: “Thành công của Kênh 14 là bị người ta ghét nhưng vẫn vào xem” (!?).

Bản thân tôi thật sự lo sợ em gái mình sẽ chạy theo thời trang mà lơ đãng chuyện học. Tôi rất mong các nhà chức trách lên tiếng để con em chúng tôi không phải bị nhiễm độc thế này nữa!

ĐỨC TOÀN

(ủy viên ban chấp hành Hội Sinh viên Đại học Ngoại thương cơ sở 2 tại TP.HCM)

* Không nên phủ nhận tất cả

Tụi em thường xuyên click vào kenh14.vn, nhiều ý kiến cho rằng kênh này có quá nhiều bài lá cải về các ngôi sao, “lộ hàng”, “ảnh nóng”… Nhận định này là bất công. Nếu tính riêng báo mạng, đâu chỉ kenh14.vn mới có cách tiếp cận giật gân kiểu đó, nhiều trang web chính thống của người lớn (…) cũng ngập tràn thông tin kiểu như vậy. Người lớn khuyên bảo tụi em không nên đọc kenh14.vn nhưng nếu tụi em click vào những trang chính thống này, nội dung lẫn cách thể hiện thông tin giải trí cũng đâu có gì khác biệt !?

Em nghĩ thay vì phủ nhận hoàn toàn những đóng góp truyền thông của kenh14.vn cho tuổi teen, chúng ta cần quan tâm đến việc chấn chỉnh nội dung giải trí của trang web này sao cho bổ ích hơn. Một khi có thể bỏ được phong cách “tôn sùng hot boy, hot girl”, kiểu dùng tiếng Anh biến tướng và có định hướng giáo dục rõ ràng, em nghĩ kenh14.vn vẫn có khả năng phát triển mạnh, ít nhất là trong mắt độc giả tuổi teen, đối tượng luôn rất thích thú với thông tin giải trí…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *