Hiếu Thánh Hiến Hoàng hậu (chữ Hán: 孝聖憲皇后, tiếng Mãn: ᡥᡳᠶᠣᠣᡧᡠᠩᡤᠠᡝᠨᡩᡠᡵᡳᠩᡤᡝᡨᡝᠮᡤᡝᡨᡠᠯᡝᡥᡝᡥᡡᠸᠠᠩᡥᡝᠣ; tiếng Mãn Châu: hiyoošungga enduringge temgetulehe hūwangheo; 1 tháng 1, năm 1692 – 2 tháng 3, năm 1777), thường gọi là Sùng Khánh Hoàng thái hậu (崇慶皇太后), phi tần của Thanh Thế Tông Ung Chính Hoàng đế, và là thân mẫu của Thanh Cao Tông Càn Long Hoàng đế.Bạn đang xem: Hiếu thánh hiến hoàng hậu

Bạn đang xem: Hiếu thánh hiến hoàng hậu

Bà là Hoàng thái hậu trải qua thời gian tại vị rất lâu, cũng là người thọ nhất trong số các Hoàng thái hậu của nhà Thanh, với tuổi thọ lên đến 86 tuổi. Không chỉ so sánh phạm vi nhà Thanh, mà nếu so với Hiếu Nguyên Hoàng hậu Vương Chính Quân nhà Tây Hán cũng có phần hơn hẳn. Bà có địa vị tối cao, con cháu đầy đàn, Càn Long Đế thời kỳ này cũng là hưng thịnh tột bậc, mọi vinh hoa đều cung phụng Sùng Khánh Thái hậu. So ra, bà là Thái hậu hưởng hết vinh hoa phú quý, thực hiếm có.

Đang xem: Hiếu thánh hiến hoàng hậu

Thân thế

Sùng Khánh Hoàng thái hậu sinh ngày 25 tháng 11 (âm lịch) vào năm Khang Hi thứ 31 (1692), họ Nữu Hỗ Lộc thị, có gốc từ Núi Trường Bạch, ngọc phả ghi chép kỳ tịch là Mãn Châu Tương Hoàng kỳ. Gia tộc bà là một chi xa của đại gia tộc Nữu Hỗ Lộc thị Hoằng Nghị công Ngạch Diệc Đô, một khai quốc công thần thời kỳ nhà Thanh còn lập quốc, cả Hiếu Chiêu Nhân hoàng hậu cùng Ôn Hi Quý phi đều là cháu nội của Ngạch Diệc Đô.

Tằng tổ phụ của bà là Tát Mục Cáp Đồ (萨穆哈图), đương thời là bá phụ của Hoằng Nghị công Ngạch Diệc Đô. Tát Mục Cáp Đồ sinh 2 con: Ngạch Diệc Đằng (额亦腾) và Ngô Nột Hách (吴讷赫). Ngạch Diệc Đằng sinh 3 con: Phật Tôn (佛荪), Ngô Lộc (吴禄) và Sát Mục Đạt (察穆达). Ngô Lộc sinh 2 con: Lăng Thái (凌泰) và Lăng Trụ (凌柱). Bà là con gái của Lăng Trụ, làm chức Điển nghi hàm Tứ phẩm, lúc này gia đình gần như là bình dân, mẹ bà là Bành thị, con gái Bảo Trì huyện học sinh Bành Vũ Công (彭武功). Ngoài ra, trong nhà bà còn có 4 người anh em khác: Y Thông A (伊通阿), Y Tùng A Hòa (伊松阿和), Y Tam Thái (伊三泰) và Y Thân Thái (伊绅泰).

Tuy thuộc thị tộc Nữu Hỗ Lộc nhưng chi của gia đình bà là một chi họ hàng xa, trước khi nhập kỳ đã phân ra với nhà Ngạch Diệc Đô, nhập kỳ theo cũng chỉ là do họ hàng nên bị phân ở Mãn Châu Tương Bạch kỳ; 满洲镶白旗>. Tuy là họ xa, nhánh họ của Sùng Khánh Hoàng thái hậu không thể hưởng vinh quang vốn có từ Hoằng Nghị công phủ Nữu Hỗ Lộc, mà chỉ là một nhà bình thường trong kỳ do tổ tiên các đời đều chỉ là dân thường không làm quan. Trong gia tộc này, chỉ có cha bà Lăng Trụ xuất sĩ làm chức Điển nghi cho phủ Hoàng tứ tử. Chức Điển nghi này là dạng quan viên tầm trung, do xuất thân không cao quý nên Sùng Khánh Hoàng thái hậu Nữu Hỗ Lộc thị sau đó phải dùng thân phận Cách cách vào hầu Bối lặc Dận Chân. Thời điểm xác định bà vào hầu là năm Khang Hi thứ 43 (1704), khi ấy bà chỉ mới 13 tuổi.

*

Đại Thanh tần phi

Sách phong Hi phi

Năm Khang Hi thứ 61 (1722), ngày 13 tháng 11 (tức ngày 20 tháng 12 dương lịch), Khang Hi Đế băng hà. Sang ngày 20 tháng 11 (tức ngày 27 tháng 12 dương lịch), Ung Thân vương Dận Chân lên ngôi, tức .

Năm đầu Ung Chính (1723), ngày 14 tháng 2 (âm lịch), sau khi tuyên bố sách lập Hoàng hậu Na Lạp thị, Hoàng đế ra chỉ phong Trắc Phúc tấn Niên thị làm Quý phi, Trắc Phúc tấn Lý thị tấn phong làm Tề phi, Cách cách Nữu Hỗ Lộc thị làm Hi phi (熹妃). Ngày 21 tháng 12 (âm lịch) năm đó, mệnh Lễ bộ Tả Thị lang Đăng Đức (登德) làm Chính sứ, Nội các Học sĩ Tắc Lăng Ngạch (塞楞额) làm Phó sứ, hành lễ sách tấn phong Hi phi.

Sách văn rằng:

Thông thường, những thiếp thất ở tiềm để vốn là Trắc Phúc tấn mới được sách phong lên các bậc Phi, Quý phi hoặc cao hơn là Hoàng quý phi; các Cách cách chỉ được sách phong cao nhất là lên bậc Tần. Tuy vậy, Ung Chính Đế vẫn đặc cách sách phong Nữu Hỗ Lộc thị ngôi vị , và ban Cảnh Nhân cung cho bà. Ngoài Hiếu Kính Hiến Hoàng hậu, thì trong hàng phi tần, phân vị bà chỉ đứng thứ hai sau Quý phi Niên thị, ngang hàng với Tề phi Lý thị – người sinh ra con trai trưởng thành lớn nhất của Ung Chính Đế là Hoằng Thời.

Xem thêm: Thực Hư Dung Dịch Sinh Con Theo Y Muôn Vô Cùng Đơn Giản, Chuẩn Đến 99%

Nghi vấn Hi Quý phi

Về chuyện bà có hay không được phong , đến nay vẫn còn nghi vấn. Tuy Thanh sử cảo có ghi chép bà đã là “Hi Quý phi”, song giấy tờ chỉ dụ Nội vụ phủ không ghi lại thông tin bà từng được phong Quý phi.

Phi tần triều Ung Chính có địa vị cao quả thật không nhiều, đa phần là người cũ từ Vương phủ thăng lên, duy chỉ có Khiêm phi Lưu thị sinh Hoàng tử Hoằng Chiêm mà trong năm tấn phong, còn lại chỉ là Quý nhân, Thường tại; mà lễ sách phong Quý phi thuộc đại lễ, do thân phận Quý phi chỉ dưới Hoàng hậu, đáng lẽ không thể không lưu lại, thế nhưng trong Nội Vụ phủ tuyệt không ghi lại chỉ dụ tấn phong Quý phi cho bà. Mà theo ấn lệ, tấn phong Quý phi sẽ chế tác kim sách, cũng sẽ có sách văn nội dung cùng sắc phong lễ ghi lại, Lễ bộ, Nội Vụ phủ hẳn là đều sẽ lưu lại sắc dụ, nhưng đến trước mắt không phát hiện sách văn về việc “Hi phi Nữu Hỗ Lộc thị tấn phong Quý phi” cùng lễ sắc phong được ghi lại. Cho nên bà có được phong “Hi Quý phi” hay không quả thật đáng hoài nghi. Có lẽ, bà tuy chỉ là Hi phi nhưng sớm có đãi ngộ Quý phi chăng.

Năm Ung Chính thứ 3 (1725), Đôn Túc Hoàng quý phi Niên thị hoăng thệ, đến năm thứ 9 (1731) thì Hiếu Kính Hiến Hoàng hậu Na Lạp thị cũng băng thệ. Lúc bấy giờ, bà là phi tần có địa vị cao nhất trong hậu cung. Xét thêm các tần phi khác, Tề phi Lý thị tuy phân vị ngang với Nữu Hỗ Lộc thị lúc đầu, nhưng do có con trai là Tam A ca Hoằng Thời hành vi lỗ mãng, không được lòng Hoàng đế, lại bị khai trừ khỏi Ngọc điệp. Dụ phi Cảnh thị mẹ của Hoằng Trú được phong Phi sau Nữu Hỗ Lộc thị, xét về thứ tự thì đứng sau, hơn nữa Hoằng Trú cũng không được nhắm làm Trữ quân, có thể coi là địa vị không bằng.

Trong khi đó, Hi phi lại có con trai là Hoàng tứ tử Hoằng Lịch chỉ sau Hoằng Thời, sớm được Ung Chính Đế bí mật định làm Trữ quân. Sau khi Hiếu Kính Hiến Hoàng hậu qua đời, Hi phi có phân vị cao nhất, đồng thời lại là Đế mẫu tương lai, cho nên dù Hi phi chưa chính thức tấn phong Quý phi, nhưng có lẽ đã đạt được cấp bậc đãi ngộ của Quý phi. Dù sao cũng phải có nguyên nhân gì đó, Thanh sử cảo lại ghi bà thành Quý phi.

Tên họ thật sự

Từ Thanh thực lục đời Ung Chính, do chính Đại học sĩ Trương Đình Ngọc biên soạn. Năm đầu Ung Chính, có chỉ dụ:

Trung Quốc đệ nhất lịch sử hồ sơ quán, tại 《Ung Chính triều Hán văn chỉ dụ tổng hợp》, đã công bố chỉ dụ đương trong năm Ung Chính, có một chi tiết khác lạ:

Tại đây trong 2 bộ hồ sơ, “Cách cách Tiền thị phong làm Hi phi”, “Cách cách Nữu Hỗ Lộc thị phong làm Hi phi”, nhưng nhìn ra 2 vị Cách cách này là do Hoàng thái hậu ý chỉ thụ phong làm . Dựa theo Thanh cung quy chế mà nói, sắc phong Hoàng phi không thể có trùng phong hiệu, hơn nữa toàn bộ Thanh cung cũng không có khả năng có hai , cho nên sẽ xuất hiện giả thiết: 「Từ Tiền thị biến thành Nữu Hỗ Lộc thị」.

Xem thêm: Con Ngựa Đẹp Nhất Thế Giới : Sở Hữu “Mái Tóc” Bồng Bềnh Lãng Tử

Chuyên gia nghiên cứu lăng tẩm đời Thanh và nghiên cứu hậu phi, giáo sư Từ Quảng Nguyên (徐广源) nhận định và đều là “lỡ bút”, chính ở Thực lục đã sửa cho đúng. Giáo thụ Đỗ Gia Ký (杜家骥) cũng chỉ ra điểm sai lầm này. Cả hai vị học giả đều nhận định, người viết chỉ dụ thụ phong tần phi khi ấy là Bối tử Dận Đào đã dùng giản thể, ghi từ Nữu Hỗ Lộc thị; 钮祜禄氏> thành , chữ viết cũng qua loa, cứ thế các quan biên văn bản sách phong lại ghi thành , đến khi khắc lên sách văn mới phát hiện. Cũng vì chuyện này mà Dận Đào bị giáng làm Trấn Quốc công.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *