Một phát súng đanh gọn tựa pháo sáng ngọn hỏa châu chói lòa đã kết liễu cuộc đời của tên trùm du đãng khét tiếng Sài Gòn một thuở. Giết được trùm du đãng khét tiếng, tạo thêm “số má” nhưng vẫn không làm cho tên tuổi, thanh danh tay giang hồ “cắc ké” Y “cà lết” được nâng bậc, đẳng cấp có sự khác biệt của nó, nhất là trong mắt người đẹp.

*

Đây là nơi Sơn “đảo” bị Phan Bá Y bắn chết.

Đúng 9 giờ sáng, theo giờ Sài Gòn, trung tá Quang nhận cú điện thoại của Y “cà lết, ông xua tay ra hiệu, thuộc cấp bước hết ra khỏi phòng.

Đang xem: Thế giới du đãng sài gòn trước 1975 (kỳ 6): sơn “đảo” và cái chết vì “lỗ chân trâu”

– Thưa trung tá, tôi muốn có cây súng, trung tá vui lòng giúp cho…

– Anh đã có khẩu P38 phòng thân rồi?

– Sơn “đảo” làm nhục tôi, tôi muốn nhân cơ hội này quét sạch địa bàn, bọn nó đang lấn sân, anh em không đủ sở hụi. Nó là lính dù, chơi Colt 12, khẩu P38 của tôi như đồ của đàn bà, chơi sao lại… Xong vụ này, thu nhập của ông thầy và anh em cũng tăng lên.

– Trưa mai, chỗ nhà hàng cũ…

Nhà hàng trên đường Lê Văn Duyệt (Cách mạng tháng 8), trung tá Quang là vị khách quen, nhà hàng tự động dọn thức ăn ra như khẩu vị của khách quý. Ông thầy không làm Phan Bá Y thất vọng:

– Mấy hôm nay hỏa châu đỏ trời vùng Củ Chi, Hóc Môn, chiến sự gần kề Sài Gòn, chúng ta cũng phải tranh thủ kiếm tiền phòng thân. Tôi sẽ cho anh khẩu AR15 cưa nòng, gọn, hỏa lực mạnh và không có hồ sơ gốc. Đúng đêm đó, ba tuyến đường sẽ không có cảnh sát vì anh em phải lo cho một chiến dịch quét tệ nạn do đích thân tôi chỉ huy. Anh phải làm thật gọn, chỉ trong một đêm…

Cái chết của Sơn “đảo”

Chiếc Vespa Standa màu xanh dương của Sơn “đảo” đang dựng trước nhà hàng Quốc tế. Phía bên kia đường, đệ của Y “cà lết” là Minh “đầu bò” đang quan sát và lựa thời cơ cho thằng nhóc đánh giày sang đâm thủng hai bánh xe. Đám đàn em khác đuổi toàn bộ người vá xe dọc tuyến đường ra Sài Gòn, lộ trình luôn không thay đổi của Sơn “đảo” hàng đêm.

Say say, Sơn “đảo” rời Quốc tế sang vũ trường Maxim’s, phát hiện xe xẹp bánh, Sơn “đảo” làu bàu rồi đẩy xe đi vá, chỗ vá xe hàng đống. Nhưng quái lạ, Sơn “đảo” đẩy xe ra gần bệnh viện Sài Gòn mà vẫn thấy không có “con ma” nào sửa xe, cảnh sát cũng không thấy ở các chốt. Cái gì đó như pháo sáng hay hỏa châu chói lòa, Sơn “đảo” ngước lên trời và chợt nghe đau nhói trước ngực.

Y “cà lết” chứ ai, hắn ngồi sau chiếc Suzuki kẹp nách khẩu súng, Sơn “đảo” móc súng nhưng não y không còn hoạt động và người gục xuống.

Trên 10 cơ sở chích choác, sòng bạc của Sơn “đảo” vừa cắm được ở ngoài Sài Gòn và quận 3 bị hình cảnh hốt sạch. Các báo Sài Gòn đồng loạt đưa tin và tha hồ đồn đoán, thêu dệt nhưng không ai ngờ kẻ hạ thủ chúa trùm du đãng Sơn “đảo” lại là giang hồ “cắc ké” Phan Bá Y.

“Phù thịnh chứ đâu có ai phù suy”, đám tang Sơn “đảo” chỉ loe hoe vài người trong gia đình… và từ xa Phan Bá Y cùng Minh “đầu bò” lặng lẽ quan sát. Tên đàn em xấu số nào dự tang lễ hôm nay sẽ nhận kết quả thê thảm.

Bỗng Phan Bá Y giật bắn người, Thùy Trang đến, cô đốt vội nén nhang rồi leo lên sau chiếc Honda Dame, ngồi sang một bên. Phan Bá Y chặn xe lại. “8 giờ chủ nhật, tiệm kem P.Nord!”, Thùy Trang nói mà không nhìn mặt Phan Bá Y.

Sáng chủ nhật họ gặp nhau:

– Mình đi lên xa lộ chơi cho mát anh…

Phan Bá Y lái chiếc du lịch đưa Thùy Trang ra xa lộ:

– Anh giết Sơn “đảo”.

– Đúng vậy! Anh không giết, nó cũng giết anh!

– Không đúng, Sơn “đảo” không bao giờ xuống tay với người như anh… Thôi bỏ đi. Anh tấp vào lề cho em xuống xe hóng mát, chóng mặt quá!

Thùy Trang xuống xe, nhưng cô lại băng qua đường leo lên con lươn rồi ngoắc xe ngược về Sài Gòn. Từ đó, Thùy Trang biến mất khỏi cuộc đời Phan Bá Y, biến mất khỏi Sài Gòn.

Đêm đêm, tan vũ trường, Phan Bá Y rời khỏi vũ trường Maxim’s, Queen Bee, lái xe ra xa lộ không đèn, nhìn bóng đêm nhớ Thùy Trang. Gã vẫn không thoát khỏi cuộc đời du đãng, càng lúc càng lún sâu, Phan Bá Y biết hình ảnh cuối cùng mà Y nhìn thấy Sơn “đảo” cũng sẽ là hình ảnh kết thúc của Y “cà lết”. Không có chuyện gì tốt trong thế giới du đãng.

*

Hình ảnh Sơn “đảo” bị bắn chết trên báo chí Sài Gòn trước 1975.

Ngày tàn của Phan Bá Y

Những đốm mắt hỏa châu đỏ rực bầu trời, chiến sự kề sát Sài Gòn, ông thầy Y là trung tá Quang đã di tản sang Mỹ, cả Sài Gòn nháo nhào. Trong khi đại đoàn quân của cách mạng đã chiếm được Xuân Lộc, cứ điểm cuối cùng phòng thủ Sài Gòn Gia Định….

Xem thêm: Kiêng Kị Khi Mang Thai Để Giữ Được Em Bé, Tư Vấn Từ Bác Sĩ Sản Khoa

Chế độ Sài Gòn sụp đổ, Phan Bá Y đắp chăn chờ thời. Y hiểu hoạt động như cũ là chết. Y “cà lết” nhớ vũ trường, nhớ rượu và đói… thuốc. Mấy lần vượt biên hụt khiến Y mất sạch, hắn đào khẩu AR15 cưa nòng lên, lau chùi.

Mục tiêu được Y điều nghiên cả tuần nay là một gia đình người Hoa gần khách sạn Phượng Hoàng, đi vài chục bước có một bưu điện.

Ông già ngồi trước nhà, chiếc xe Honda còn mới dựng bên cạnh, cửa mở nhìn từ ngoài vào thấy cái tủ thật lớn. Phan Bá Y kê súng vào bụng ông già: “Chìa khóa…”. Ông già run run thò tay vào túi quần rộng thùng thình tìm chìa khóa, xâu chìa khóa có quá nhiều chìa, Y dùng báng súng đập các ổ khóa tủ và quơ hết vòng vàng, tiền bạc cho vào cái túi xách chuẩn bị sẵn.

Phan Bá Y quay ra, chìa khóa cắm sẵn, y lên xe đạp máy rồ ga, chiếc xe chồm lên rồi ngã ngang vì bị khóa bằng xích bánh trước. Phan Bá Y bị cái xe đè lên đúng chỗ chân bị tật, y dùng hết sức xô xe ra rồi đào thoát và đụng phải người phụ nữ từ ngoài chạy vào đang tri hô. Phan Bá Y nổ súng, người này bật tung ra phía sau. Y tập tễnh chạy bộ trốn thoát và đi về đúng chỗ bưu điện… Tiếng súng đã thu hút công an bảo vệ bưu điện và người dân: “Anh kia đứng lại!”.

Phan Bá Y bắn thẳng vào người anh công an, người này gục xuống, người thứ hai hụp vào bờ tường thấp, Phan Bá Y bỏ chạy một đoạn thì bị một tốp bộ đội chặn lại khống chế…

*

Những ngày cuối đời

Anh Võ Tấn Thành kể: Vào Chí Hòa, Phan Bá Y bị giam ở khu tử hình, cách biệt với đám tù đàn em khu thường phạm.

Khám Chí Hòa ra đời năm 1942, hình bát quái, mỗi cạnh là một khu, lưng quay ra ngoài, cửa quay vào trong. Toàn trại giam chỉ có một cửa chính đi vào, các lối đi hình ống, tương truyền cửa vào cũng là cửa tử, có vào mà không có ra, gắn với giai thoại truyền kỳ “đốt hồ sơ mới được đầu thai”.

Nói chung, khám Chí Hòa có nhiều giai thoại như “đốt hồ sơ đầu thai”, “con ma vú dài”, “ma mặt mâm” và “chuột bán thuốc phiện”. Nếu tù bị chết trong Chí Hòa, người nhà phải vào xin giám thị hồ sơ rồi mang ra ngoài đốt, linh hồn người đó mới được siêu thoát không bị cầm giữ trong lò bát quái. “Con ma vú dài” chỉ xuất hiện vào những đêm mưa to gió lớn lang thang qua các khu giam như tìm kiếm người thân, nó mà ghé vào phòng nào là y như mai có tù chết. Còn “ma mặt mâm” là hiện tượng đang ngủ, cả phòng giam bật dậy và nhìn thấy mặt ai cũng bự như cái mâm. “Ma mặt mâm” xuất hiện ở phòng nào là phòng đó mai có người được tha.

Nhà văn Đam San, từng làm quản giáo ở Chí Hòa sau 1975, nói: Việc thân nhân của tù xin hồ sơ đốt để được đầu thai là có thật. Cán bộ trại giam giải thích lần hồi thì hiện tượng này cũng bớt dần và sau này không còn nữa…

Những ngày đầu thật khó khăn cho Phan Bá Y, tử tội chờ chết nào chẳng vậy, nhưng vào một đêm y nghe tiếng ca thật quen thuộc cất lên từ buồng giam nữ: “Tình chết không đợi chờ/ Tình xa ai nào ngờ…”.

Phan Bá Y gào lên: “Thùy Trang…”. Không có tiếng trả lời, bài hát cũng chấm dứt đột ngột…

Hôm sau, Phan Bá Y hỏi cán bộ quản giáo thì được biết: “Cô Thùy Trang bị bắt về tội cướp, đã có án, án khá nặng…”.

Phan Bá Y cười khằng khặc, cuối cùng, y cũng đoàn tụ với người tình trong mộng, cho dù là nơi chốn tù đày.

Hôm đó, buồng tử tội dường như sáng hơn mọi ngày, Phan Bá Y cao hứng đọc những chữ nguệch ngoạch trên tường: “Không mất mát nào lớn hơn cái chết/Khăn tang vòng tròn như một số không…”. Điềm báo tử chăng? Hồi giờ trên tường đâu thấy câu thơ này…

Cửa buồng giam mở ra, đội trưởng thi hành án bước vô áp tải Phan Bá Y ra phòng làm việc: Tử tội Phan Bá y nghe đọc quyết định thi hành án tử hình. “Phan Bá Y, sinh năm 1937, nguyên quán Đà Nẵng, thường trú TP.HCM, tội cướp của giết người, bị bắt ngày 18.9.1976… Phan Bá Y, anh được quyền nói lời cuối cùng”.

Phan Bá Y xin gửi toàn bộ tư trang cho cô Thùy Trang ở khu giam nữ, xin được ăn tô phở, ly cà phê và một điếu thuốc: “Cho tôi xin giấy bút!”.

Xem thêm: Liveshow Bình Tĩnh Sống Trấn Thành, Liveshow Trấn Thành_Bình Tĩnh Sống Full 2017

“Tôi thừa nhận bản án dành cho tôi là đúng. Sau khi tôi chết, xin mọi người tha thứ cho tôi. Xã hội là ánh sáng, còn tôi là bóng đêm tội lỗi. Tôi mong xã hội tươi sáng hơn khi không còn những người như tôi!”, Phan Bá Y đưa giấy ghi lời nói cuối cùng cho người cán bộ rồi lẩm nhẩm: “Không mất mát nào lớn hơn cái chết/Khăn tang vòng tròn như một số không…”.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *