Chế độ dinh dưỡng có vai trò rất lớn trong việc giúp hồi phục sức khỏe sau hậu COVID-19. Do đó, việc chọn lựa đúng những thực phẩm bổ phổi để bổ sung vào chế độ ăn sẽ giúp tăng cường chức năng hoạt động phổi và giúp bạn nhanh hồi phục khi mắc COVID-19.

Đang xem: Các Thực Phẩm Tốt Cho Phổi

Bệnh COVID-19 thường gây ra các triệu chứng ở phổi và đường hô hấp từ mức độ nhẹ tới nặng. Việc có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp kiểm soát được bệnh và các triệu chứng của nó. Một số thực phẩm có thể giúp tăng cường sức khỏe, bảo vệ phổi khỏi những tổn thương do COVID-19 gây ra. Vậy ăn gì để bổ phổi? Sau đây là 10 thực phẩm bạn nên thêm vào chế độ ăn hàng ngày.

Điểm danh 10 thực phẩm bổ phổi

Thực tế là có không ít bệnh nhân nhiễm COVID-19 dù đã khỏi bệnh nhưng vẫn phải chịu các di chứng hậu COVID-19 khá dai dẳng, nhất là các di chứng liên quan đến hô hấp và phổi. Thế nên, ngoài việc thực hành các bài tập hít thở tốt cho phổi giúp khai thông đường hô hấp thì bạn nên lựa chọn các loại thực phẩm tốt cho phổi để nhanh chóng đẩy lùi các triệu chứng khó chịu.

Vậy F0 điều trị tại nhà nên ăn gì để bổ phổi? Nếu bạn cũng đang có thắc mắc này, hãy tham khảo tiếp những thông tin mà Hello Bacsi tổng hợp được ngay dưới đây:

1. Táo

Táo có chứa nhiều vitamin C, E và beta-carotene do đó có thể giúp duy trì chức năng phổi hoạt động khỏe mạnh. Các nghiên cứu cho thấy thói quen ăn táo có thể giúp làm chậm suy giảm chức năng phổi ở người từng hút thuốc lá. Ngoài ra, người ăn trên 5 quả táo mỗi tuần có thể giúp phổi hoạt động tốt hơn và phòng ngừa bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD.

Do táo có chứa nhiều chất chống oxy hóa (flavonoid và vitamin C) nên có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh hen suyễn và ung thư phổi.

2. Thực phẩm bổ phổi: Rau lá màu xanh

Các loại rau xanh như cải ngọt, rau bina và cải xoăn kale cung cấp lượng carotenoid, sắt, kali, canxi và vitamin dồi dào. Những chất dinh dưỡng này có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa, giúp giảm viêm phổi và tăng cường sức khỏe tổng thể. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ăn nhiều rau xanh có thể giảm nguy cơ mắc ung thư phổi.

3. Ăn gì bổ phổi: Củ dền và lá củ dền

*

Củ và lá cây củ dền có chứa nhiều hợp chất tốt cho phổi. Chúng giàu nitrat giúp thư giãn mạch máu, giảm huyết áp và tối ưu hóa quá trình hấp thụ oxy, giúp cho người đang khó thở có thể dễ thở hơn.

Ngoài ra, lá củ dền còn chứa nhiều magie, kali, vitamin C và chất chống oxy hóa carotenoid – tất cả các chất này đều rất cần thiết để phổi hoạt động tốt.

Xem thêm:

4. Quả óc chó

Quá óc chó có chứa nhiều omega-3, giúp chống lại bệnh hen suyễn và các tình trạng hô hấp khác ở người mắc COVID-19. Ngoài ra, omega-3 có thể làm giảm viêm và nguy cơ gây ra “bão cytokine” ở người mắc COVID-19. Nó còn làm giảm căng thẳng, trầm cảm và lo lắng ở những người khỏi bệnh, giúp họ nhanh quay trở lại nhịp sinh hoạt thường ngày.

Tìm hiểu thêm Biến chứng thần kinh hậu COVID-19: Nắm bắt sớm để đi khám kịp thời!

5. Thực phẩm bổ phổi: Ớt chuông

*

Ớt chuông rất giàu vitamin C, hoạt động như một chất chống oxy hóa mạnh mẽ trong cơ thể. Nó giúp cải thiện chức năng phổi, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch, giúp người bệnh COVID-19 nhanh hồi phục. Vitamin C còn giúp phòng ngừa, kiểm soát bệnh viêm phổi và các nhiễm trùng do vi khuẩn như nhiễm khuẩn huyết.

Chỉ cần ăn một quả ớt chuông cỡ trung bình (119g) có thể cung cấp 169% lượng vitamin C được khuyến nghị cho một người.

6. Ăn gì bổ phổi? Bí đỏ là lựa chọn hoàn hảo

Bí đỏ đặc biệt giàu carotenoid, bao gồm beta-carotene, lutein và zeaxanthin – tất cả đều có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm mạnh mẽ. Các nghiên cứu cho thấy rằng việc có nồng độ carotenoid trong máu cao hơn có liên quan đến chức năng phổi tốt hơn ở cả người già và người trẻ. Điều này sẽ giúp ích cho những người đang phục hồi sau khi mắc COVID-19 gặp phải biến chứng về hô hấp.

7. Nghệ

*

Curcumin, thành phần hoạt động chính trong nghệ, có thể đặc biệt có lợi cho việc hỗ trợ chức năng phổi. Một nghiên cứu ở 2.478 người cho thấy tiêu thụ lượng curcumin có liên quan đến việc cải thiện chức năng phổi.

8. Cà chua

Cà chua là một trong những thực phẩm giàu lycopene, một chất chống oxy hóa carotenoid có liên quan đến cải thiện sức khỏe phổi.

Một nghiên cứu năm 2019 trên 105 người bị bệnh hen suyễn đã chứng minh rằng chế độ ăn nhiều cà chua có liên quan đến việc kiểm soát hen suyễn hiệu quả. Thêm vào đó, thói quen ăn cà chua cũng có liên quan đến việc làm chậm quá trình suy giảm chức năng phổi ở những người từng hút thuốc.

Tìm hiểu thêm 8 lợi ích của cà chua: Khỏe bên trong, đẹp bên ngoài

9. Thực phẩm bổ phổi: Việt quất

*

Quả việt quất là thực phẩm chứa nhiều anthocyanin, bao gồm malvidin, cyanidin, peonidin, delphinidin và petunidin. Anthocyanin là những sắc tố được chứng minh có tác dụng bảo vệ mô phổi khỏi tác hại của quá trình oxy hóa.

Xem thêm:

Theo một nghiên cứu, ăn việt quất có liên quan đến việc làm chậm tốc độ suy giảm chức năng phổi. Thói quen ăn nhiều việt quất mỗi tuần làm sẽ chậm suy giảm chức năng phổi lên đến 38%, so với người ăn ít hoặc không ăn.

10. Ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc nguyên hạt, gồm gạo lứt, bánh mì nguyên cám, mì organic, yến mạch, hạt diêm mạch (quinoa) và lúa mạch rất tốt cho phổi. Thực phẩm ngũ cốc không chỉ giàu chất xơ, chất chống oxy hóa và chống viêm mà còn chứa nhiều vitamin E, selen và các axit béo thiết yếu, rất tốt cho sức khỏe của phổi.

Người bị các bệnh liên quan đến hô hấp nên tránh ăn gì?

Với người bị các di chứng về hô hấp sau khi mắc COVID-19 hay người có các vấn đề về hô hấp, bên cạnh những thực phẩm bổ phổi, bạn cần tránh xa những thực phẩm sau để các triệu chứng bệnh không nghiêm trọng:

Thực phẩm nhiều muối: Muối có thể gây giữ nước trong cơ thể, dẫn đến khó thở ở những người mắc bệnh phổi. Thực phẩm chiên rán: Thực phẩm chiên như khoai tây chiên, gà rán, khoai lang chiên, chuối chiên… chứa chất béo không lành mạnh có thể gây đầy hơi và khó chịu. Ngoài việc gây khó chịu cho phổi do đầy hơi, việc tiêu thụ đồ chiên rán theo thời gian có thể dẫn đến tăng cholesterol và tăng cân. Đối với những người sống chung với bệnh phổi, điều này có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh.

Chế độ dinh dưỡng có vai trò rất lớn trong việc phục hồi sức khỏe sau hậu COVID-19. Ngoài ra, bạn cũng nên thực hiện các hoạt động thể chất lành mạnh để tăng thêm sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tật một cách hiệu quả. Chúc bạn mau bình phục!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *