Trước những ý kiến cho rằng cơ quan quản lý văn hóa nên rà soát và ban hành một danh sách ca khúc bị cấm hát, những ca khúc còn lại nghiễm nhiên công chúng, nghệ sĩ sẽ được biểu diễn, đại diện lãnh đạo Cục Nghệ thuật biểu diễn khẳng định: Việc đó là không tưởng!

*

Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn Đào Đăng Hoàn trả lời câu hỏi của phóng viên. Ảnh: Minh Khánh. Chưa cập nhật vì trang web của Cục NTBD dung lượng nhỏ

Công chúng vô cùng bất ngờ khi trong Danh mục các bài hát trước năm 1975 được phép phổ biến đăng tải trên website của Cục Nghệ thuật biểu diễn (NTBD) hiện nay không hề có ca khúc nào của nhạc sĩ Văn Cao được cấp phép.

Trên website chính thức của Cục NTBD có chia các bài hát được phép phổ biến thành 2 mục là: Trước năm 1975 và sau năm 1975 đến nay.

Đang xem: Danh sách bài hát cấm lưu hành

Tuy nhiên, khi phóng viên tìm các sáng tác của nhạc sĩ Văn Cao, thì không có ca khúc nào của ông nằm trong danh mục các bài hát trước năm 1975 được phép phổ biến. Khi tra theo tên tác phẩm, bài “Tiến quân ca” (Quốc ca) cũng không thấy có trong danh mục được cấp phép. Trong khi bài hát này đã được gia đình hiến tặng cho Nhà nước, cho nhân dân vào năm 2016. Nhiều nghệ sĩ băn khoăn trong trường hợp này, khi tra trên danh mục ca khúc được cấp phép phổ biến của Cục NTBD không có tên bài hát này, thì nghệ sĩ có được biểu diễn ca khúc này hay không?

*
Trên website chính thức của Cục NTBD không có tác phẩm nào của nhạc sĩ Văn Cao đã được cấp phép phổ biến (ảnh chụp màn hình)

*
Kể cả bài Tiến quân ca cũng không có (ảnh chụp màn hình).

Hơn nữa, khi gõ tên các bài như “Thiên thai”, “Suối mơ”, “Cung đàn xưa”, “Trương Chi”… của nhạc sĩ Văn Cao thì thấy đã được Cục NTBD cấp giấy phép phổ biến, nhưng trong phần tác giả lại đề tên là nhạc sĩ Văn Chung.

Trao đổi với Lao Động, họa sĩ Văn Thao – con trai trưởng của nhạc sĩ Văn Cao – xác nhận: Chắc chắn đây là sự nhầm lẫn vì Văn Cao không có một bút danh nào là Văn Chung, cũng không có sáng tác nào chung với nhạc sĩ có tên Văn Chung.

*
Trên website chính thức của Cục NTBD, một số ca khúc đã được cấp phép của nhạc sĩ Văn Cao nhưng lại đề tên tác giả là Văn Chung.

Tuy nhiên, khi vào trang web của Bộ VHTTDL, trong danh mục các bài hát sáng tác trước 1975 được cấp phép phổ biến, tra tên nhạc sĩ Văn Cao, thì thấy có 9 bài của ông đã được cấp phép, trong đó có bài “Ca ngợi Hồ Chủ tịch”, “Quốc ca”, “Cung đàn xưa”, “Trương Chi”…

Như vậy, thông tin về danh mục các bài hát được cấp phép phổ biến đăng tải trên website của Cục NTBD và Bộ VHTTDL đang có sự “vênh nhau”.

*
Còn trên trang web của Bộ VHTTDL thì có 9 tác phẩm của nhạc sĩ Văn Cao đã được cấp phép.

Xem thêm: Kinh Nghiệm Cho Ngày Đi Làm Đầu Tiên Đi Làm, Những Chuẩn Bị Cho Ngày Đầu Tiên Đi Làm Suôn Sẻ

Trước câu hỏi của phóng viên trong cuộc họp báo của Bộ VHTTDL diễn ra chiều 12.4 về việc “Cục và Bộ có thống nhất danh sách các ca khúc đã được cấp phép phổ biến hay không, tại sao lại có sự khác nhau như đã nêu ở trên? Bây giờ muốn tra các ca khúc được phép phổ biến thì phải vào website nào?”, ông Đào Đăng Hoàn – Phó Cục trưởng Cục NTBD – cho biết: “Chúng tôi không nói không cấp phép mà là chưa cấp phép thôi. Vì đã sáng tác thì ai cũng sáng tạo. Còn rất nhiều bài hát chưa được cấp phép vì không thông qua các chương trình biểu diễn, chưa có đơn vị nào xin phép trong danh mục như với ca khúc “Nối vòng tay lớn”. Trước đây chưa có đơn vị nào xin phép, do đó chúng tôi không thể tự cấp phép được”.

Cũng theo đại diện Cục NTBD, hiện nay danh mục các bài hát sáng tác trước năm 1975 được cấp phép phổ biến có sự “vênh nhau” giữa 2 trang web của Cục NTBD và của Bộ VHTTDL là do “trang web của Cục NTBD dung lượng nhỏ. Cục sẽ khắc phục ngay trong thời gian tới để đảm bảo 2 web thống nhất nội dung. Tuy nhiên, bây giờ nếu truy cập thông tin thì trang web Bộ đầy đủ và chính thống”.

Đưa ra danh sách ca khúc cấm hát là không tưởng!

Khi phóng viên đặt câu hỏi: Nếu theo đúng quy định, phải có người đến xin cấp phép thì Cục mới xem xét cho phổ biến ca khúc, vậy hầu như chúng ta đang vi phạm luật hết. Vì rất nhiều bài chúng ta đang hát không thấy xuất hiện trong danh sách những bài hát đã được cấp phép. Ví dụ: Bài “Lên đàng” của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, được sáng tác năm 1944, đã quá nổi tiếng rồi, nhưng cũng không có trong danh sách được cấp phép phổ biến.

Hay nhạc sĩ Trần Long Ẩn cũng có một số ca khúc sáng tác trong phong trào “Hát cho đồng bào tôi nghe” không có trong danh mục đã được cấp phép như bài “Người mẹ bàn cờ”. Và còn rất nhiều ca khúc nổi tiếng của các tác giả khác nữa?

*
Trong danh mục các ca khúc được phép phổ biến theo website của Cục NTBD thì không có bài “Lên đàng”.

Trước những thắc mắc này, đại diện lãnh đạo Cục NTBD lý giải: “Tôi theo dõi thông tin trên báo chí thấy Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc nói về cơ chế “xin – cho” và việc “ngành văn hóa phải có trách nhiệm kiểm kê lại các di sản đó và đưa ra hệ thống tiêu chí đánh giá công khai xem có nên cấm hay không…”, tôi xin trả lời rằng đó là điều không tưởng. Vì chúng ta không thể đi tự nghĩ mình mất cái gì mà mình không biết mình mất cái gì. Làm sao chúng tôi biết được có những bài nào để mà cấm? Làm sao chúng tôi thu thập được tất cả bài hát của Việt Nam, những bài sáng tác nước ngoài để lên danh sách? Tất cả phải thông qua xin phép, chúng tôi thẩm định thấy không được mới cấm, chứ bây giờ tạo ra danh sách này là điều không tưởng”.

Xem thêm: Người Yêu Chuyển Giới Của Miko Lan Trinh Và Chồng

Đại diện lãnh đạo Cục NTBD cũng kêu gọi: “Tôi rất mong các tổ chức, cá nhân hãy cung cấp tư liệu cho chúng tôi qua Cổng dịch vụ công của Bộ VHTTDL, để chúng tôi thực hiện cho phép phổ biến rộng rãi các ca khúc có nội dung tốt, có chất lượng nghệ thuật. Chúng tôi khẳng định sẽ tạo điều kiện hết sức cho các tổ chức, cá nhân được thuận lợi trong quá trình xin cấp phép ca khúc”.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *