Cục Thông tin đối ngoại (Bộ Thông tin và Truyền thông) và Văn phòng thường trực về nhân quyền của Chính phủ vừa tổ chức đoàn báo chí đến tìm hiểu thực tế tại Trại giam số 3 (Cục Quản lý trại giam, Bộ Công an). Ngoài việc được cung cấp thông tin, các nhà báo còn trực tiếp gặp gỡ cán bộ, nhân viên trại giam và tìm hiểu đời sống của phạm nhân đang cải tạo tại trại.
Đang xem: Cuộc sống trong tù ở việt nam
Đại tá Phan Đình Thành, Bí thư Đảng ủy, Giám thị Trại giam số 3 đưa chúng tôi đi tham quan khu ăn ở, lao động của phạm nhân. Anh giới thiệu: Hiện nay, trại quản lý giam giữ gần 2.000 phạm nhân, trong đó nhiều phạm nhân đặc biệt nguy hiểm, có mức án cao. Để cải tạo, cảm hóa tội phạm hoàn lương, Đảng ủy, Ban giám thị trại đã giáo dục, quán triệt cán bộ, nhân viên xác định tốt nhiệm vụ; nâng cao tinh thần trách nhiệm, bảo đảm đầy đủ chế độ cho phạm nhân theo đúng quy định của Nhà nước…
Theo quan sát của chúng tôi, trong các phòng giam phạm nhân, đồ đạc được sắp xếp ngăn nắp, nội vụ gọn gàng; mỗi phòng giam đều có khu vệ sinh riêng sạch sẽ; có 1 ti vi màu 29 inch để xem các chương trình truyền hình; diện tích sàn nằm trung bình 2,1m2/phạm nhân. Khu chế biến thức ăn có bảng kinh tế công khai ghi rõ những tiêu chuẩn trong suất ăn hằng ngày, hằng tháng. Mỗi phạm nhân được trại chi ăn thêm ngoài tiêu chuẩn chung của Nhà nước từ 20.000 đồng đến 30.000 đồng/tháng. Số tiền này được trích từ kết quả lao động của phạm nhân. Năm 2018, tổng số tiền chi cho phạm nhân ăn thêm là hơn 700 triệu đồng. Các bữa ăn luôn đúng định lượng và bảo đảm chất lượng. Bệnh xá cho phạm nhân nằm riêng một góc yên tĩnh, luôn có đội ngũ thầy thuốc túc trực với các thiết bị y tế cơ bản phục vụ việc khám, chữa bệnh. Khi chúng tôi đến, có 5 phạm nhân đang điều trị tại đây. Phạm nhân Bùi Trần Định, 79 tuổi, quê ở huyện Thường Tín (TP Hà Nội) cho biết: “Tôi bị sốt và được cán bộ quản giáo cho đến bệnh xá điều trị. Ở đây, tôi được các thầy thuốc thăm khám chu đáo, cấp thuốc điều trị đều đặn hằng ngày”.
![]() ![]() ![]() ![]() |
Phạm nhân lao động trong nhà xưởng.
Xem thêm: Học Tiếng Anh Qua Bài Hát Tiếng Anh Cho Bé Mẫu Giáo, Top 22 Bài Hát Tiếng Anh Trẻ Em Mẫu Giáo |
Lao động là cách tốt nhất để cải tạo phạm nhân hoàn lương. Trại tổ chức cho phạm nhân lao động nhiều ngành nghề, phù hợp với sức khỏe, khả năng của từng người, như: Nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ, xây dựng, mộc… Trại chú trọng tổ chức lớp học nghề hướng nghiệp và hướng dẫn, đào tạo tay nghề cho phạm nhân, để khi mãn hạn về địa phương có thể tìm được việc làm, đồng thời bảo đảm yêu cầu công tác quản lý, giam giữ. Hiện số phạm nhân lao động trong nhà xưởng của trại chiếm 60%, chủ yếu là sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.
Ban giám thị trại thường xuyên quan tâm cung cấp sách, báo, vừa bảo đảm đời sống tinh thần, đồng thời giúp phạm nhân học tập, hối cải. Chúng tôi đến đúng dịp có đợt luân chuyển sách (3 tháng một lần) từ thư viện tỉnh Nghệ An đến trại theo chương trình hợp tác giữa hai đơn vị. Thư viện của trại dành cho phạm nhân hiện có khoảng 1.200 đầu sách, bao gồm sách văn học nghệ thuật, chính trị, kinh tế, y tế, giáo dục… Tuy nhiên, sách chiếm số lượng nhiều nhất là về pháp luật. Trong các buồng giam và xưởng sản xuất cũng có tủ sách nhỏ để phạm nhân đọc khi rảnh rỗi. Để hoạt động của thư viện thêm sinh động, Ban giám thị trại thường xuyên chỉ đạo tổ chức các cuộc thi gắn với đọc sách cho phạm nhân, như: “Tuyên truyền sách”; “Xếp, trưng bày sách”; “Tuyên truyền, giới thiệu, kể chuyện theo sách”; “Viết cảm nhận về sách”… thu hút đông đảo phạm nhân tham gia. Ngoài hoạt động thư viện, các hoạt động văn hóa, văn nghệ cũng được trại tổ chức thường xuyên, như: Thi “Tiếng hát tình đời”, tổ chức “Ngày hội văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao”. Trại còn thành lập một đội văn nghệ gồm các phạm nhân có năng khiếu làm hạt nhân để biểu diễn mỗi dịp lễ, tết.
Chúng tôi gặp Nguyễn Ngọc Anh, sinh năm 1980, quê ở Mường Xén (Kỳ Sơn, Nghệ An) từng là giáo viên tiểu học trước khi phạm tội, chịu án phạt tù 24 năm, đã chấp hành án được 12 năm. Do có tinh thần cải tạo tích cực nên Nguyễn Ngọc Anh được lựa chọn làm trợ giảng lớp học xóa mù chữ cho phạm nhân trong trại. Ngọc Anh chia sẻ: “Vào đây tôi có nhiều thời gian để suy nghĩ, ăn năn về tội lỗi của mình. Được cán bộ quản giáo tin tưởng chọn làm trợ giảng dạy xóa mù chữ cho anh em phạm nhân, tôi thấy rất vui. Đọc sách thường xuyên giúp tôi không chỉ cải tạo tốt mà còn học tập, tích lũy kiến thức, để sau này mãn hạn, tôi tự tin làm lại cuộc đời”.
Theo Đại tá Phan Đình Thành: Đảng ủy, Ban giám thị, cán bộ quản giáo luôn lắng nghe, động viên, giáo dục tư tưởng cho phạm nhân, giúp họ vững vàng cải tạo tốt. Công tác giáo dục, thực hiện chế độ chính sách với phạm nhân phải bảo đảm vừa thực hiện đúng quy định của pháp luật về thi hành án phạt tù, vừa thể hiện tinh thần nhân đạo sâu sắc của Đảng và Nhà nước ta. Năm 2018, Trại giam số 3 đã bình xét, đề nghị hai đợt tha tù trước thời hạn với 40 phạm nhân và được trên xét duyệt, đã tác động tích cực đến tinh thần học tập, cải tạo của các phạm nhân toàn trại…