Họ đều là công chúa nổi tiếng trong lịch sử Việt, vừa thông minh lại tài giỏi nhưng cuộc đời không mấy hạnh phúc.

Công chúa Như Mai

Nguyễn Phúc Như Mai (1905-1999) là con gái trưởng của vua Hàm Nghi – phụ nữ đầu tiên của Việt Nam đỗ thạc sĩ nông lâm và giành danh hiệu thủ khoa. Kết quả này đã làm ngạc nhiên giới báo chí Pháp hồi cuối những năm hai mươi của Thế kỷ XX. Ngoài ra, bà còn có nhiều bằng về hóa sinh học.

Đang xem: Công chúa việt nam thời xưa

Nhưng trước khi mọi người biết đến tài năng của bà, người ta đã vô cùng kính phục bản lãnh con gái một ông vua Việt Nam yêu nước của bà. Theo đó, công chúa Như Mai là một người cởi mở, làm việc có phương pháp khoa học và năng nổ. Bà luôn được người trên kẻ dưới quý trọng với tên gọi trìu mến là “Princesse d’Annam” (tức: bà Công chúa An Nam).

Suốt thời gian theo học đại học, bà thường phục sắc theo kiểu đàn bà Việt Nam. Nhà báo hỏi vì sao bà lại ăn mặc như thế, bà cho biết: “Ăn mặc như thế thể theo ý muốn của cha tôi là vua Hàm Nghi.

*

Công chúa Như Mai.

Lấy được bằng thạc sĩ, công chúa triều Nguyễn về Alger sống với vua cha một năm, sau đó bà trở lại Pháp đi thực tập rồi làm việc tại Viện Nghiên cứu nông nghiệp Pháp trước khi đến phục vụ ở các tỉnh Dordogne và Corrèze. Bà đem kỹ thuật trồng trọt về giúp dân nghèo Dordogne và Corrèze, biến vùng đất này trở thành một vùng nông nghiệp phát triển nên bà được dân địa phương hết sức quý trọng, bầu chọn để bàgiữ nhiều vị trí chủ chốt ở địa phương.

Để suốt đời được phụng dưỡng cha mẹ, công chúa Như Mai không lập gia đình. Hơn cả, bà là nghiệp chủ lâu đài De Losse ở Dordogne – tọa lạc trong một khu vườn rộng mênh mông, xây dựng xong từ năm 1576. Lâu đài này đã được nhà nước Pháp xếp hạng di tích văn hoá lịch sử từ năm 1928.

Năm 1999, công chúa Như Mai qua đời tại Bệnh viện Thị xã Saint-Pièrre ở Vigeois/Corrèze. Thi hài bà được an táng trong ngôi mộ chung với cha, mẹ, em trai và quản gia.

Công chúa An Tư

An Tư công chúa là một trong hai vị công chúa nổi tiếng nhất lịch sử nhà Trần với cuộc hôn nhân mang tính trọng đại. Bà đã kết hôn với Trấn Nam vương Thoát Hoan, giữ cho quân Trần rút lui an toàn trong Chiến tranh Nguyên Mông – Đại Việt lần 2 vào năm 1285.

Theo đó, thông tin về công chúa An Tư vô cùng bí ẩn và hiếm hoi. Đến giờ không có một ai có thể xác định được năm sinh – năm mất, thân mẫu của bà. Sử liệu liên quan chỉ ghi nhận bà là con gái út của vua Trần Thái Tông, em gái của Trần Thánh Tông, hoàng cô của Trần Nhân Tông.

Công chúa An Tư. (Ảnh minh họa)

Mặc dù sử sách ghi chép rất sơ lược về nàng công chúa An Tư thời nhà Trần nhưng tương truyền trong dân gian về người phụ nữ “đại nghĩa diệt thân” lại rất phổ biến. Trước khi trở thành dâu Mông Cổ, bà từng được hoàng tộc định hôn phối với Chiêu Thành Vương Trần Thông. Nhưng theo Bảo Tàng Lịch Sử lại tương truyền công chúa An Tư đem lòng yêu Yết Kiêu nhưng không được đáp trả. Và với nhiều người, tương truyền này phổ biến rộng rãi nhất.

Thân làm công chúa với phận cao quý, sống trong nhung lụa từ bé nhưng công chúa An Tư lại không được quyền tự do lựa chọn hạnh phúc của mình. Theo Đại Việt sử ký toàn thư và Việt Sử tiêu án, khi quân Nguyên liên tiếp xâm lược bờ cõi đất Việt, An Tư trở thành nàng công chúa được hoàng tộc nhà Trần đem đi hòa thân ở Mông Cổ, gả cho Thái Tử (Trấn Nam Vương) – Thoát Hoan.

Có rất ít tư liệu nói về cuộc sống của công chúa An Tư sau khi được gả sang Mông Cổ. Tuy nhiên những đóng góp của bà dành cho cuộc kháng chiến chồng quân Nguyên của nước Việt không thể bỏ qua. Bởi sau khi đến Mông Cổ, quân đội nhà Trần bắt đầu có những màn phản công quyết liệt trên khắp các mặt trận khiến triều Nguyên không kịp trở tay và nhận lấy thất bại cay đắng.

Ngày nay, hình tượng An Tư công chúa luôn được thể hiện rất xinh đẹp và cao cả, hầu như người hiện đại hình dung kết cục của An Tư công chúa rất “tang thương”.

Xem thêm: 16 Nguyên Tắc Vàng Giúp Cuộc Sống Của Bạn Bình Yên Và Ý Nghĩa Hơn

Huyền Trân công chúa

Công chúa Huyền Trân (1287-1340) là con gái vua Trần Nhân Tông và Hoàng hậu Thiên Cảm; em gái của hoàng đế Trần Anh Tông; chính thê của vua Chế Mân. Theo sách sử ghi chép, vào tháng 6/1306, vua Anh Tông đem chị gái gả cho cho Quốc vương Chiêm Thành là Chế Mân. Đổi lại, Chế Mân đã đem đất hai châu Ô và Lý (ngày nay là toàn bộ tỉnh Thừa thiên Huế và phía nam tỉnh Quảng Trị) dâng cho Đại Việt làm sính lễ.

Sống trên đất Chăm, Huyền Trân được vua yêu quý cho đi du hành, vãn cảnh, tìm hiểu cuộc sống, hoàn cảnh của dân. Thấy dân đói khát, vất vả, bệnh tật khiến bà không vui, tâu bày với vua việc quan tâm đến dân, chỉ ra những tồn tại yếu kém của bộ máy quan lại nhũng nhiễu dân cần được khắc phục.

Huyền Trân công chúa.

Chế Mân cảm phục tấm lòng từ bi, bác ái của Huyền Trân nên đã có những chấn chỉnh để gần dân hơn. Nhưng chỉ một năm sau, Chế Mân chết, bà được anh trai sai tướng Trần Khắc Chung cướp về. Vì Chiêm Thành có tục lệ hễ vua mất thì hoàng hậu phải lên giàn hỏa thiêu chết theo. Sau đó bà quyết định xuất gia ở núi Trâu Sơn (nay là Bắc Ninh) rồi qua đời vào năm 1340. Lúc này dân chúng đã tôn bà là Thần Mẫu và lập đền thờ cạnh chùa Nôm Sơn.

Trong dân gian, người ta truyền rằng công chúa Huyền Trân là một trong những công chúa nổi tiếng với nhan sắc xinh đẹp và có ảnh hưởng nhất trong lịch sử Việt Nam. Bởi các triều đại sau đều sắc phong bà là thần hộ quốc. Thậm chí hoàng đế triều Nguyễn còn ban chiếu đền ơn công chúa trong việc giữ nước giúp dân, có nhiều linh ứng, nâng bậc tăng là Trai Tĩnh Trung Đẳng Thần.

Ngọc Hân công chúa

Lê Ngọc Hân (1770 – 1799) là một nhân vật nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam. Bà là công chúa nhà Hậu Lê, sau đó trở thành Thứ hậu nhà Tây Sơn với tư cách là vợ thứ của Hoàng đế Quang Trung – nhân vật quân sự nổi tiếng.

Sử sách chép, công chúa Ngọc Hân là con gái thứ 9 của vua Lê Hiển Tông. Năm 1786, tướng Tây Sơn Nguyễn Huệ từ Phú Xuân kéo quân ra Bắc Hà “phù Lê, diệt Trịnh”. Vua Hiển Tông liền gả Ngọc Hân cho ông. Sau đó, bà theo chồng về Thuận Hóa.

Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế rồi phong công chúa Ngọc Hân làm Bắc cung hoàng hậu. Họ có với nhau hai người con: Công chúa Ngọc Bảo và hoàng tử Quang Đức.

Ngọc Hân công chúa. (Ảnh minh họa)

Năm 1792, hoàng đế Quang Trung đột ngột băng hà. Sự ra đi của chồng đã khiến bà suy sụp. Sau đó, Quang Toản lên ngôi lấy niên hiệu là Cảnh Thịnh. Lúc này vua còn nhỏ nên cậu ruột là Bùi Đắc Tuyên chuyên quyền độc đoán. Ngọc Hân bị cô lập ở chùa Kim Tiên.

Năm 1794, đại đô đốc Nguyễn Văn Dũng làm cuộc chính biến, giết Bùi Đắc Tuyên, phục hồi lại triều chính. Từ đó, công chúa Ngọc Hân có sự ảnh hưởng nhất định với triều đình. Sự việc quan trọng nhất là bà đưa Lê Ngọc Bình – em gái cùng cha khác mẹ vào làm chánh cung cho vua Cảnh Thịnh.

Năm 1799, công chúa Ngọc Hân qua đời khi mới 29 tuổi. Ban đầu bà được an táng tại lăng An Dương, sau đó dời về làng Nành. Hai người con của bà cũng mất từ sớm.

Xem thêm:

Theo một số tài liệu lịch sử, công chúa Ngọc Bảo và hoàng tử Quang Đức bị nhà Nguyễn bắt và có thể bị giết cùng với các người con khác của vua Nguyễn Huệ. Sử gia nhà Nguyễn cho biết, hài cốt hai người con của Ngọc Hân cũng được bí mật dời về làng Nành “ngầm xây mộ, dựng đền, khắc bia giả, đổi lại họ”. Đến đời vua Thiệu Trị bị phát giác, mộ bị đào, hài cốt bị vất xuống sông, miếu thờ bị phá. Nhưng người dân địa phương vẫn quý trọng mẹ con bà nên giữ gìn dấu xưa tích cũ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *