Chùa Một Cột với lối kiến trúc “độc nhất vô nhị” được xem như là một biểu tượng văn hóa Việt Nam nói chung. Chùa Một Cột ở đâu? Tất tần tật thông tin sẽ được kiemthetruyenky.vn trả lời dưới đây!

Từ xưa đến nay, ông cha ta qua các triều đại cũng như qua bao đời đã để lại cho chúng ta rất nhiều những thành tựu to lớn, vĩ đại. Ngày nay lịch sử đã ghi lại những thành tựu đó để con cháu đời sau gìn giữ và lưu truyền, trong đó không thể không nhắc đến một trong những kiến trúc “độc nhất vô nhị” – Chùa Một Cột. Được xem như là một biểu tượng và là một địa điểm du lịch nổi tiếng, chùa Một Cột ở đâu? kiemthetruyenky.vn sẽ giúp bạn “bỏ túi” một vài thông tin về ngôi chùa độc đáo này nhé!

Chùa Một Cột ở đâu?

Chùa Một Cột nằm ở Chùa Một Cột Chùa Một Cột, Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội 100000. Chùa có kiến trúc với một cấu trúc hình vuông nằm trên một cột đá.

Đang xem: Hướng Dẫn Đường Đi Đến Chùa Một Cột (2021)

*

Đây được xem là điểm kiến trúc đặc biệt của chùa. Và chính vì điều này khiến chùa Một Cột trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn tại thủ đô nghìn năm văn hiến Hà Nội.

Chùa Một Cột được xây dựng dưới thời nào?

Chùa Một Cột được xây dựng dưới thời vua Lý Thái Tông vào năm 1049. Chùa còn được gọi là Liên Hoa Đài do có kiến trúc độc đáo như một đóa sen đang vươn mình lên khỏi mặt nước nở rộ tuyệt đẹp.

*

Đến nay, chùa Một Cột vẫn lưu giữ được những nét kiến trúc độc đáo. Hiện, chùa là một trong những điểm tham quan nổi tiếng tại Hà Nội mỗi khi du khách ghé thăm.

Lịch sử chùa Một Cột

Chùa Một Cột được vua Lý Thái Tông cho khởi công xây dựng vào mùa đông tháng mười (âm lịch) năm Kỷ Sửu 1049, niên hiệu Sùng Hưng Đại Bảo thứ nhất. Hằng năm cứ đến ngày 8 tháng 4 âm lịch, vua lại tới chùa để làm lễ tắm Phật.

Các nhà sư và nhân dân khắp Kinh thành Thăng Long sẽ cùng tới dự lễ. Sau lễ tắm Phật là lễ phóng sinh, vua đứng trên một đài cao trước chùa thả một con chim bay đi. Sau đó, nhân dân cùng tung chim bay theo trong tiếng reo vui của một ngày hội lớn.

Đến năm 1105, vua Lý Nhân Tông cho sửa ngôi chùa và cho dựng trước sân hai tháp lợp sứ trắng. Đến thời nhà Trần, chùa đã không phải là ngôi chùa nhà Lý nữa. Sách cũ đã ghi: Năm 1249, “…mùa xuân, tháng giêng, sửa lại chùa Diên Hựu, xuống chiếu vẫn làm ở nền cũ…”.

*

Bên cạnh chùa Một Cột ngày nay là một ngôi chùa có cổng tam quan với bức hoành phi ba chữ “Diên Hựu tự”. Đây nguyên là công trình được dựng lần đầu tiên năm 1049 để mở rộng quy mô cho chùa Một Cột trong việc thờ cúng, tụng kinh Phật và sinh hoạt của các tăng ni (trong quần thể chùa Diên Hựu lúc đó).

Kiến trúc còn lưu đến hiện nay của công trình này có niên đại khoảng nửa đầu thế kỷ 18 (đợt trùng tu năm 1847). Chùa Một Cột ngày nay cùng chùa Diên Hựu hiện đại (tức là quần thể chùa Diên Hựu xưa) được công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia đợt đầu tiên năm 1962.

*

Ngày 4 tháng 5 năm 2006, tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã xác lập chùa là “Kỷ lục Việt Nam” và đề cử đến Tổ chức Kỷ lục châu Á. Sau thời gian thẩm định để xác lập, ngày 10 tháng 10 năm 2012, tại Faridabad (Ấn Độ), tổ chức Kỷ lục châu Á đã xác lập kỷ lục châu Á: “Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất” cho chùa Một Cột Việt Nam.

Hướng dẫn đường đi đến chùa Một Cột

Có rất nhiều cách và phương tiện để đến chùa Một Cột. Bởi vì chùa nằm ở trung tâm thủ đô nên bạn cũng có thể đi đến đây bằng nhiều phương tiện như taxi, phương tiện công cộng, xe máy, ô tô,…

*

Có các tuyến xe buýt đến thẳng chùa như là tuyến 22, 16, 32, 09, 34,… Ngoài ra bạn có thể dễ dàng tìm thấy địa chỉ của chùa trên các ứng dụng Grab, GoViet,…

Hoặc nếu bạn ở trung tâm thành phố, bạn cũng có thể đi bộ đến chùa Một Cột. Các bạn đi theo hướng Bắc từ Bưu điện thành phố, đi theo lối ra thứ nhất tại vòng xuyến để vào đường Đinh Tiên Hoàng.

Tiếp tục rẽ trái tại DC Gallery để vào Hàng Gai. Đi vào Hàng Bông khi bạn nhìn thấy Authentic Bat Trang – Ceramic shop.

Xem thêm:

Tiếp theo là vào đường Điện Biên Phủ bằng cách đi thẳng qua Xôi Cấm. Con đường cắt qua đường Hùng Vương chính là Ông Ích Khiêm và kế bên chính là chùa Một Cột.

Chùa Một Cột thờ ai?

Chùa Một Cột thờ Bồ Tát Quan Thế Âm. Đây là ngôi chùa thuộc hệ thống Phật giáo Bắc Tông. Trong chùa đặt một tượng Bồ Tát đang ngồi trên một tòa sen bằng gỗ, được đặt ở vị trí cao nhất.

Lý do mà vua Lý cho xây dựng ngôi chùa này vì một giấc mơ. Giấc mơ đó được làm thành bức hoành phi Liên Hoa Đài treo phía trên bức tượng Phật trong chùa để gợi nhớ cho mọi người về sự tích giấc mơ của vua Lý.

*

Chính vì lẽ đó, chùa Một Cột mang một ý nghĩa tâm linh rất lớn đối với người dân Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. “Chỉ cần thành tâm sẽ được Phật Quan Âm phù hộ” đó là những gì mà người dân địa phương kể lại. Hằng năm đều có nhiều người đến đây để cầu xin cho hôn nhân và con cái đều rất linh nghiệm.

Chùa Một Cột có tên gọi khác là gì?

Chùa Một Cột còn có rất nhiều các tên gọi khác như chùa Mật, Nhất Trụ Tháp, Diên Hựu Tự,… Hiện nay, chùa là một điểm du lịch độc đáo, đẹp và linh thiêng thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước.

*

Chùa Một Cột được xem như là biểu tượng của văn hóa Việt Nam, là một biểu tượng của lịch sử nghìn năm văn hiến Hà Nội. Khách du lịch nước ngoài khi đến Hà Nội đều không thể bỏ qua biểu tượng văn hóa Việt Nam này.

 Kinh nghiệm khám phá chùa Một Cột Hà Nội

Sau đây là một số kinh nghiệm khi các bạn đi tham quan và khám phá chùa Một Cột Hà Nội:

Thời gian tham quan chùa sẽ là vào khung giờ từ 7:00 sáng đến 18:00 tối. Trong đó, thời lượng tham quan sẽ là từ 1-3 giờ đồng hồ.Các bạn có thể đến chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo của ngôi chùa cổ này vào các ngày trong tuần từ thứ 2 – 6 vào mùa hè. Nhưng bạn chỉ được tham quan từ thứ 3-5 (trừ thứ 2 và 6) vào mùa đông vì chùa đóng cửa hai ngày này.Vào những ngày rằm, hoặc mùng 1, nơi đây sẽ tổ chức lễ cúng Phật lớn. Các Phật tử sẽ cùng nhau đến dâng hương.Giá vé cho du khách Việt Nam trong nước là miễn phí. Tuy nhiên đối với du khách nước ngoài thì mức phí sẽ là 25.000đ/người/vé.Du khách phải đi qua một cầu thang nhỏ được lát bằng gạch rộng 1,4m và có tổng 13 bậc thang để thắp hương bái Phật.Du khách dễ dàng có thể dễ dàng quan sát và tìm hiểu lịch sử của chùa được khắc trên bia đá hai bên cầu thang.Sẽ thật tuyệt vời nếu bạn đi đến chùa vào mùa hè. Bởi vì chùa được nằm trong một hồ sen, vào mùa hè sen trong hồ sẽ nở rộ để lại một phong cảnh tuyệt đẹp.Chùa có kiến trúc rất độc đáo. Vì vậy khi đến Hà Nội nhất định không nên bỏ qua nơi đây!Theo ghi chép khi Bác Hồ, năm 1958 chùa được tổng thống Rajendra Prasad tặng một cây bồ đề. Cho tới ngày nay, cây bồ đề xum xuê tỏa bóng mát ngay phía sau chùa Một Cột. Nếu du khách có dịp ghé chùa thì sau khi lễ Phật đừng quên ra sau chùa để ngắm nhé!

*

Cùng với thời gian, chùa Một Cột được xem như biểu tượng trong lòng Hà Nội. Hình ảnh ngôi chùa nằm giữa một hồ sen như một Liên Hoa Đài khiến du khách không thể không cảm thán với kiến trúc độc đáo nơi đây.

Đến tham quan chùa Một Cột Hà Nội ăn gì, ở đâu?

Đến tham quan chùa Một Cột Hà Nội, bạn sẽ có rất nhiều sự lựa chọn để ăn uống. Bởi vì xung quanh khu vực đó, chỉ cách tuyến phố vài kilomet các bạn sẽ thấy một “thiên đường” ẩm thực Hà Nội.

Bạn có thể khám phá chợ Đêm của Phố đi bộ Hà Nội. Xung quanh đó cũng có rất nhiều nhà hàng, quán cafe, bánh kem, bánh ngọt,… ở đường Cao Bá Quát và Lê Hồng Phong.

Chùa Một Cột miền Nam ở đâu?

Chùa Một Cột miền Nam nằm ở quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh. Ngôi chùa còn có một tên gọi khác là chùa Nam Thiên Nhất Trụ.

Được biết đến với kiến trúc độc đáo y như chùa Một Cột ở Hà Nội, chùa được xây dựng vào năm 1958. Kiến trúc chùa được dựa trên “phiên bản” ở Hà Nội. Đến năm 1977, ngôi chùa được hoàn tất và được gọi tên Nam Thiên Nhất Trụ như hiện nay.

Xem thêm: Hình Ảnh Chim Hải Âu – 2000+ Chim Hải Âu & Ảnh Hải Âu Miễn Phí

Trong khi chùa Một Cột ở Hà Nội được xây dựng bằng gỗ lim, thì chùa ở Sài Gòn được xây dựng bằng bê tông cốt thép. Tuy nhiên, ngôi chùa vẫn tạo nên sự độc đáo, điểm thú vị dành cho du khách muốn tham quan “phiên bản gốc” nhưng không có cơ hội.

*

Thông qua bài viết trên chắc hẳn các bạn đã “bỏ túi” cho mình một vài thông tin về ngôi chùa độc đáo nhất Việt Nam – Chùa Một Cột ở đâu rồi nhỉ? Đừng quên chia sẻ bài viết này và theo dõi kiemthetruyenky.vn để bọn mình gặp lại nhau trong những bài viết khác cũng nhiều thông tin bổ ích nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *