*

– Tập thìa được coi là kỹ năng khó nhất, trong số các kĩ năng bé học khi ăn dặm theo phương pháp tự chỉ huy. Tuy nhiên, chị Kim Thoa (28 tuổi, sống tại Thành phố Hồ Chí Minh) lại có tuyệt chiêu dạy con dùng thìa thật hiệu quả.
Mẹ 9X giải đáp 1001 câu hỏi thường gặp khi tập cho bé dùng thìa…
Ông bố đảm nổi tiếng cộng đồng bỉm sữa chia sẻ “thần chú” giúp các…

Mẹ Gold cho rằng, việc tập cho bé kỹ năng xúc thìa thành thạo không chỉ giúp trẻ biết tự xúc cơm ăn, mà đây còn là một thói quen có lợi cho sức khỏe và cả sự phát triển hành vi của trẻ nữa.

Đang xem: Diễm My 9X Chơi Lăn Xả Ở Running Man

“Đây cũng là một kỹ năng khó nhất trong các kỹ năng tay, bởi vì nó đòi hỏi một chuỗi sự phối hợp nhịp nhàng và chính xác giữa não, mắt, tay và miệng. Thời gian luyện tập kỹ năng này có thể sẽ rất dài từ 3-5 tháng tùy theo khả năng mỗi bé”, chị Kim Thoa nhấn mạnh.

Chị Kim Thoa và bé Gold (Ảnh: NVCC)

Ngoài ra, bà mẹ trẻ còn cho hay rằng, không những chúng ta dạy kỹ năng xúc thìa cho trẻ trong những bữa ăn hằng ngày, mà bên cạnh đó nên dạy trẻ trong các hoạt động vui chơi, giúp bé thích thú hơn, như thế mới giúp kỹ năng của trẻ được nâng lên một cách rõ rệt hơn.

Theo đó, bà mẹ Sài thành chỉ ra 5 yếu tố để giúp việc luyện cho con dùng thìa được thành công mau chóng như sau:

1️. Thời điểm thích hợp tập thìa cho bé

Vào giai đoạn 11-12 tháng, bé bắt đầu có dấu hiệu thích sử dụng dụng cụ để ăn cơm và có xu hướng bắt chước ba mẹ. Chị Thoa cho hay, những dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng tập xúc thìa như:

– Bé bốc nhón thành thạo, sử dụng 2 ngón tay kẹp càng cua điêu luyện

– Nhai nuốt tốt khi bé đã có thể xử lý các thức ăn nhỏ như hạt đậu Hà Lan.

– Khi bé bắt đầu thích nắm lấy thìa từ tay mẹ trong bữa ăn, đây có thể là thời điểm bé đã sẵn sàng để ăn độc lập bằng thìa.

– Khi bé bước vào giai đoạn nhai nhả trong một khoảng thời gian ngắn tầm 1-2 tuần, hoặc có những biểu hiện chán ăn, cự tuyệt ăn, đòi ra khỏi ghế…. 

Nếu quan sát thất bé có những dấu hiệu trên, hãy tập xúc thìa cho con khi bé sẵn sàng, không nên ép bé sẽ khiến bé sợ thìa. Theo nhiều tài liệu nước ngoài thì thời gian 15-18 tháng, mới là thời gian tập bé xúc thìa. Vì vậy nếu con bạn tận 14,15 tháng vẫn thờ ơ với thìa thì mẹ Gold khuyên rằng, các mẹ cũng đừng quá lo lắng.

Chọn thời điểm để bé dùng thìa là yếu tố đầu tiên rất quan trọng (Ảnh: NVCC)

2️. Cách chọn thìa, bát, nĩa và dụng cụ bổ sung cho việc tập xúc thìa

Trên thị trường có nhiều loại thìa phục vụ cho việc ăn dặm của trẻ, mỗi một giai đoạn sẽ có loại thìa chuyên dụng riêng. Do đó, mẹ Gold chia sẻ rằng, nên tìm ra loại nào phù hợp để hỗ trợ bé tập xúc dễ dàng. Mẹ nên chọn các loại thìa đảm bảo các tiêu chí như sau: Bé cầm chắc chắn – Dễ xúc/xiên – Không dễ bị đổ thức ăn trong quá trình bé đưa lên miệng.

Cụ thể, nên chọn các loại thìa, nĩa sau:

– Các loại thìa có lòng hình tròn, lòng thìa to, hơi sâu để khi bé xúc thức ăn vào thìa được dễ dàng.

– Nĩa có đầu hơi tù, không quá nhọn, tay cầm nĩa to được chứng nhận an toàn cho trẻ. Cán thìa/nĩa cầm hơi nặng tay để bé cầm được chắc chắn, độ dài khoảng bằng chiều dài của ngón tay trỏ.

– Nên sử dụng thìa nĩa gỗ, inox để bé cầm được dễ dàng. Tránh các sản phẩm làm từ silicon và nhựa quá nhẹ, vì bé cầm rất dễ bị rơi rớt bé sẽ khó chịu, dễ nản chí.

– Đối với bát, chén mẹ chọn các loại bát làm bằng nhựa an toàn, cỡ bằng bát ăn cơm của người lớn. Nhưng lòng nông hơn, nên chọn bát có đế hút dính vào bàn ăn của bé để bé đỡ giật ra và ném bát đi.

– Để tiết kiệm thời gian dọn dẹp mẹ nên phủ một tấm giấy lót xuống sàn.

– Bên cạnh đó, cho bé chiếc yếm đeo để tránh rơi rớt đồ ăn vào quần áo, các loại áo yếm hiện nay bán trên thị trường rất nhiều. 

“Tưởng chừng thìa vẹo khi tập bé dùng sẽ dễ hơn, nhưng không phải như vậy. Bé sẽ không học được cách bẻ cổ tay để đưa thức ăn vào miệng, do đó đến lúc chuyển sang sử dụng thìa bình thường, thì bé có thể cảm thấy khá lúng túng và không biết cách sử dụng sao cho đúng”, chị Kim Thoa lưu ý.

Xem thêm: Tân Yến Tử Lý Tam (2019) Full Vietsub, Tân Yến Tử Lý Tam

Chị Kim Thoa rất cẩn thận trong việc lựa chọn vật dụng tập cho bé dùng thìa hiệu quả (Ảnh: NVCC)

3️. Quá trình tập bé sử dụng thìa

Bước 1: Làm quen với thìa, nĩa, bát

Giai đoạn này bé sẽ học làm quen, nên chị Thoa thường sẽ tập trước để bé làm theo. Bà mẹ trẻ đặt thức ăn vào bát cho con tự bốc ăn, còn mẹ sẽ ngồi sử dụng thìa, nĩa để ăn. Mục đích là cho bé nhìn theo bắt chước, đến gần cuối buổi mẹ có thể dùng nĩa ghim thức ăn đút cho bé và để thìa nĩa lên bát, cho bé nghịch chơi.

Giả vờ chơi trò ăn uống với bé. Chẳng hạn, vờ như bạn đang xúc thức ăn từ bát rồi đưa vào miệng cho bé. Sau đó, giúp bé bắt chước những hành động này.

Bước 2: Tập cho bé kỹ năng cầm thìa/nĩa và tập phản xạ đưa thức ăn lên miệng

Ở bước này, chị Thoa thực hiện ghim thức ăn vào nĩa như trái cây cắt miếng to (dưa hấu, xoài, táo, lê, đu đủ…), một số rau củ (su su, cà rốt, dưa leo, bí trắng…).

Chị ghim sẵn thức ăn vào nĩa và đặt vào bát, để tập bé cầm nĩa có sẵn thức ăn đưa lên miệng mình. Giai đoạn tiếp theo là cho bé tự ghim trái cây. Sau khi bé đã tập cầm nĩa quen, sẽ cho bé tập cầm thìa đã được xúc sẵn thức ăn và đưa lên miệng tương tự như nĩa.

Bước 3: Luyện tập kỹ năng xúc thức ăn cho bé

Kỹ năng này được xem là kỹ năng khó nhất. Nhiều bé phải mất từ 2-3 tháng mới thành thạo kỹ năng này. Cũng giống như bước 2, chị Thoa cũng tập cho bé xiên thức ăn bằng nĩa trước sau đó là đưa nĩa lên miệng. Khi bé xiên thức ăn bằng nĩa thạo rồi, chị tập cho bé xúc thức ăn.

Các món hỗ trợ cho giai đoạn này là các món sệt như sữa chua, canh, sinh tố để bé tập. Vì như thế lúc đầu bé chỉ cần “nhúng” thìa và bát là đã có thể “xúc” lên được rồi. Khi con đã thành thạo, khéo léo hơn, bà mẹ trẻ sẽ đổi qua các món ăn dễ xúc như cháo, súp, canh mì, hoặc bún cắt nhỏ…

Bé Gold rất hoạt bát và thông minh khi được mẹ hướng dẫn cầm thìa xúc thức ăn (Ảnh: NVCC)

“Nhiều bé biết xúc đồ sệt, lỏng trước đồ khô trong khi có những bé lại ngược lại. Nên ngay từ ban đầu, mỗi bữa ăn mẹ có thể chuẩn bị thức ăn ở các dạng khác nhau để xem bé thích tập với dạng nào thì sau đó mẹ sẽ ưu tiên cho bé tập với những dạng đó nhiều hơn.

Mình vẫn khuyến khích rằng, nên cho bé tự chọn thìa, nĩa của mình, mẹ dọn bàn ăn khi tới bữa ăn để bé thêm hào hứng và chứng tỏ mình quan trọng. Mẹ nên khen ngợi, cổ vũ bé kể cả khi bé rớt ra ngoài cũng đừng nên la mắng bé, ngoài ra mẹ cũng có thể “nhờ” bé xúc cho mẹ, bé rất thích thú việc này.

Mỗi bé là một cá thể phát triển độc lập và duy nhất. Vì thế thời gian luyện tập của mỗi bé sẽ khác nhau, có bé nhanh có bé chậm, mẹ không nên sốt ruột cũng như thúc giục bé. Cũng không nên so sánh con mình với bất kỳ đứa trẻ nào khác, giai đoạn này phải mất tầm 2-3 tháng tùy mỗi bé cho nên mẹ hãy cho bé thật nhiều thời gian luyện tập”, chị Thoa lưu ý.

4️. Các trò chơi hỗ trợ kỹ năng cầm thìa

Ngoài tập xúc thìa trong các bữa ăn, mẹ Gold cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nên tập cho bé kỹ năng này trong các hoạt động vui chơi, rèn luyện thể chất chứ không phải để bé phải tự xúc được bột. Bà mẹ trẻ gợi ý một số trò chơi như:

Trò chơi 1 : Chúng mình cùng xúc với nhau nhé.

Trò chơi 2 : đút cho búp bê

Trò chơi 3 : tập xúc nước, xúc hạt trong nước

 Trò chơi 4 : tập xúc hạt đậu

Trò chơi 5 : tập xúc pom pom ( quả bóng làm bằng bông )

Trò chơi 6 : đào kho báu.

5️. Mẹ sẵn sàng chuẩn bị tâm lý

Bên cạnh những dụng cụ cần thiết, bà mẹ trẻ cho hay, mẹ nên chuẩn bị tâm lý sẵn sàng dọn dẹp và kiên nhẫn chờ đợi con ăn uống, khi bé tập xúc thìa sẽ rất bừa bộn và vung vãi khắp bàn.

Xem thêm: Cuộc Chiến Giữa Người Và Sư Tử Núi Ở California, Những Vụ Thú Dữ Tấn Công Người

Bên cạnh đó, nên để bé ăn cùng với giờ ăn cơm của cả gia đình. Không khí gia đình là yếu tố rất quan trọng trong việc rèn nếp ăn cũng như hành vi ứng xử, kĩ năng giao tiếp của bé. Ba mẹ cần vỗ tay khen ngợi, động viên bé để bé có thêm động lực cố gắng. Có như vậy, quả ngọt mới mau đến, giúp con ngoan và mẹ nhàn nhã hơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *