Trong những ngày lễ, tết, lực lượng công an nói chung và các chiến sĩ cảnh sát Đội Phản ứng nhanh (Cảnh sát 113) thuộc Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh nói riêng khá vất vả trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự.

Đang xem: Đồng Nai: Hé Lộ Lý Do 1 Thiếu Tá Cảnh Sát 113 Đồng Nai

*

Nhìn Thượng úy Nguyễn Quốc Tuấn, cán bộ Cảnh sát 113 một tay liên tục nhấc điện thoại nghe, tay còn lại vội vàng ghi chép lại những thông tin nhận được từ đầu dây bên kia mới cảm nhận được công việc của họ căng thẳng và vất vả đến nhường nào.

* Đối diện hiểm nguy

Thượng úy Nguyễn Quốc Tuấn cho biết: “Cán bộ, chiến sĩ tiếp nhận tin báo của người dân qua điện thoại không chỉ đơn thuần là nắm thông tin mà còn phải nhận định được sự việc quan trọng đến mức nào và ước tính bao nhiêu lực lượng phải đến hiện trường. Nghe có vẻ đơn giản nhưng nếu chưa quen thì rất lúng túng”.

Điểm đặc thù của Cảnh sát 113 là xử lý nhiều vụ việc khác nhau liên quan đến hành vi gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích, trộm cắp tài sản, cướp tài sản, tranh chấp đất đai, tai nạn giao thông, ngăn chặn đua xe. Thậm chí cán bộ, chiến sĩ còn giải quyết những vấn đề liên quan đến mâu thuẫn gia đình, tự tử hoặc bắt giữ đối tượng ngáo đá… Do nhiệm vụ tham gia giải quyết vụ việc ngay từ ban đầu nên lực lượng Cảnh sát 113 thường xuyên đối diện với nhiều nguy hiểm.

Trong năm 2018, Cảnh sát 113 nhận được gần 2,5 ngàn tin báo qua đường dây nóng (lực lượng đã trực tiếp xử lý hơn 700 tin và chuyển cho công an các địa phương hơn 1,6 ngàn tin).

Chỉ vào vết thương vừa lành da để lại sẹo trên vai, Thượng úy Tuấn kể, vào khoảng 17 giờ ngày 20-10, đội nhận được tin của Công an xã An Hòa (TP.Biên Hòa) nhờ hỗ trợ về việc bắt giữ Trịnh Minh Tâm (ngụ xã An Hòa) có biểu hiện ngáo đá gây nguy hiểm cho người dân. Ngay lập tức, chỉ huy đội triển khai, phân công lực lượng gồm 6 đồng chí xuống hiện trường.

Lúc Cảnh sát 113 vừa đến nơi thì đối tượng chạy vào nhà, khóa cửa cố thủ, đập phá đồ đạc; đe dọa nếu ai tới gần sẽ dùng dao giết chết hoặc tự tử. Lúc này, Thượng úy Tuấn cùng đồng đội dùng loa thuyết phục, đồng thời tiến hành phá khóa cửa sau để tiếp cận đối tượng. Trong lúc Tâm đang cầm dao, kéo trên tay và la hét hù dọa, lợi dụng thời điểm đối tượng sơ hở, Thượng úy Tuấn xông vào tước bỏ hung khí, khống chế được đối tượng. Ngay lập tức Tâm dùng dao đâm trúng bả vai của Thượng úy Tuấn.

“Lúc đó đối tượng quá khích nên yêu cầu đặt ra phải bắt giữ càng sớm càng tốt chứ tôi không nghĩ gì đến nguy hiểm. Sau khi bị đâm, nghi đối tượng bị nhiễm HIV nên tôi hơi lo sợ. Nhưng sau khi tiến hành xét nghiệm biết đối tượng nghiện nhưng không bị nhiễm HIV, tôi cũng yên tâm” – Thượng úy Tuấn chia sẻ.

Dù công việc nguy hiểm và vất vả cả ngày lẫn đêm, nhất là những dịp cuối tuần, ngày nghỉ lễ, tết nhưng theo Thượng úy Tuấn: “Một khi đã vào ngành trước hết là phải chấp nhận gian khó, thử thách để rèn luyện bản thân. Việc xử lý những vụ việc an ninh trật tự là một việc làm ý nghĩa, không chỉ mang lại bình yên cho người dân mà còn đem lại hạnh phúc và niềm vui cho mình”.

Xem thêm:

Có thâm niên công tác tại đơn vị hơn 10 năm, Thiếu tá Nguyễn Tấn Hùng, Đội phó Đội Cảnh sát 113 là một trong những chiến sĩ luôn quyết liệt trong công tác ngăn chặn hành vi phạm tội.

Thiếu tá Hùng kể vào đêm 8-11, tổ công tác Cảnh sát 113 đang trên đường tuần tra theo kế hoạch tại khu vực Văn miếu Trấn Biên (phường Bửu Long, TP.Biên Hòa) thì phát hiện 2 nam thanh niên chạy xe máy biển số 39F5-6023 không đội mũ bảo hiểm, có biểu hiện say xỉn lạng lách, đánh võng trên đường nên ra lệnh dừng xe kiểm tra. Tuy nhiên, 2 đối tượng không chấp hành mà cho xe chạy với tốc độ cao.

“Đuổi theo được một lúc thì chúng tôi ép sát, chặn được đầu xe 2 đối tượng và phát hiện các đối tượng giấu mã tấu dưới yên xe. 2 đối tượng khai nhận do có mâu thuẫn với nhóm thanh niên khác nên mang hung khí đi đánh trả thù” – Thiếu tá Hùng cho biết.

* Sẵn sàng ứng chiến

Để trở thành chiến sĩ Cảnh sát 113, theo Thiếu tá Hùng, đòi hỏi phải là người có sức khỏe, nhanh nhẹn, nhạy bén và đặc biệt phải thật sự điềm tĩnh. Bởi Cảnh sát 113 là lực lượng nhận thông tin và tiếp cận hiện trường (thuộc địa bàn quản lý) ban đầu. “Đây là thời điểm người dân thường bức xúc và có nhiều mâu thuẫn nên đòi hỏi cán bộ phải khéo léo giải quyết những tranh chấp, đồng thời đủ kiến thức kỹ năng giải thích cho người dân hiểu quy định pháp luật” – Thiếu tá Hùng trao đổi.

*
Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát 113 phối hợp với lực lượng cảnh sát giao thông giữ an ninh trật tự, an toàn giao thông trong đêm Giáng sinh 2018.

Điều trăn trở nhất của lực lượng 113 chính là ý thức của người dân khi báo tin. Theo Trung tá Nguyễn Đức Minh, Đội trưởng Đội Cảnh sát 113, trong năm 2018 đội nhận hơn 60 tin sai, tin giả. Đó là chưa kể việc nhiều người dân liên tục nhá máy vào đường dân nóng 113 để chọc ghẹo mà hiện nay chưa có biện pháp xử lý, chế tài nghiêm.

Cũng theo Trung tá Minh, để đảm bảo bình yên cho xã hội thì công tác tuần tra, kiểm soát luôn được chú trọng. Cứ khoảng 17 giờ hằng ngày, lực lượng chia các tổ tuần tra xuyên suốt các cung đường trong TP.Biên Hòa và những địa bàn lân cận như: Long Thành, Trảng Bom, Vĩnh Cửu… Nhờ đó, trong năm 2018 Cảnh sát 113 đã phát hiện, can thiệp 43 vụ việc, tạm giữ 32 đối tượng và nhiều hung khí nguy hiểm liên quan đến an ninh trật tự, an toàn giao thông và nhiều tệ nạn xã hội khác.

Xem thêm:

Thượng tá Nguyễn Văn Ba, Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh cho biết trong những đợt cao điểm cuối năm, Cảnh sát 113 phải trực chiến 100% trong suốt thời gian 24/24 để khi sự việc xảy ra luôn có lực lượng giải quyết vụ việc. Thời gian tới, đơn vị sẽ chú trọng việc tiếp nhận tin báo và triển khai lực lượng nhanh chóng giải quyết kịp thời các vụ việc liên quan đến an ninh trật tự xảy ra trên địa bàn phụ trách; tuần tra kiểm soát chặt chẽ các tuyến địa bàn trọng điểm, phức tạp. Đặc biệt là can thiệp giải quyết vụ việc đúng quy trình, pháp luật và sử dụng có hiệu quả phương tiện, vũ khí, công cụ hỗ trợ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *