Tuy chỉ mang tính tham khảo, nhưng bảng chiều cao và cân nặng của trẻ sơ sinh là thông số giúp mẹ biết được liệu bé cưng có đang phát triển bình thường không.

Đang xem: Cân nặng của trẻ sơ sinh qua từng tháng

Dựa trên bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh theo chuẩn; mẹ có thể biết được chiều dài của trẻ sơ sinh và cân nặng trẻ sơ sinh theo từng giai đoạn.

Tuy nhiên, những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo. Mẹ không nên quá lo khi bé có vẻ nhẹ cân hơn so với các bé khác, bởi mỗi đứa trẻ sẽ có tốc độ phát triển riêng. Miễn bé vẫn tăng trưởng đều đều cả về cân nặng và chiều cao là được mẹ nhé!

Hơn nữa, theo các chuyên gia, chiều dài của trẻ sơ sinh và cân nặng trẻ sơ sinh chỉ là một trong những yếu tố để đánh giá sự phát triển của trẻ sơ sinh. Ngoài ra, mẹ nên lưu ý đến các cột mốc phát triển thể chất, trí tuệ của trẻ.

Thông tin “thú vị” về giai đoạn phát triển chiều dài cân nặng trẻ sơ sinh

Trong giai đoạn từ 1-12 tháng đầu; bé trai có xu hướng nặng cân và cao hơn so với các bé gái. Điều này rất bình thường. Mẹ không cần quá lo nhé! Tốc độ tăng trưởng của bé tăng rất nhanh trong năm đầu tiên. Chiều dài của trẻ sơ sinh có thể tăng trung bình 2,5cm/tháng trong 6 tháng đầu và 1,5cm/tháng trong 6 tháng tiếp theo. Tuy nhiên, trong năm thứ 2 và thứ 3; tốc độ này sẽ có xu hướng chậm lại. Trẻ bú mẹ và trẻ uống sữa công thức có mức tăng trưởng như nhau trong những tháng đầu đời. Từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6 trở đi; các bé uống sữa công thức thường có mức tăng trưởng nhanh hơn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa sữa công thức tốt hơn sữa mẹ đâu.

Theo các chuyên gia, so với sữa công thức, sữa mẹ có thành phần dinh dưỡng cân đối, đủ để đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ sơ sinh. Hơn nữa, cho con bú sữa mẹ còn bổ sung cho bé nguồn kháng thể phong phú; dù là sữa công thức tiên tiến nhất cũng không đáp ứng được.

Xem thêm: Tác Hại Của Nước Tăng Lực Có Tác Dụng Gì? Nước Tăng Lực Có Tác Dụng Gì

Lưu ý khi tiến hành đo cân nặng, chiều dài của trẻ sơ sinh

Thời điểm thích hợp để đo chiều dài trẻ sơ sinh chính xác nhất là vào buổi sáng. Ở độ tuổi từ 0 – 12 tháng khi đo chiều dài trẻ sơ sinh, mẹ có thể đặt bé ở tư thế nằm ngửa. Về chiều cao, các bé trai thường sẽ nhỉnh hơn bé gái nên mẹ không nên lo lắng quá vì điều này. Với cân nặng trẻ sơ sinh theo tháng, mẹ nên chờ bé đi tiểu hoặc đi “nặng” xong mới cân. Ngoài ra, mẹ cũng nhớ trừ đi trọng lượng của tã và quần áo (khoảng 200 – 400 gram) nữa mẹ nhé!
Đặt trẻ nằm xuống và kéo căng thước dây từ đỉnh đầu đến cuối gót chân của trẻ. Ghi lại độ dài chính xác đến 0,1 cm. Số chiều dài của trẻ sơ sinh khi đo tại nhà có thể sẽ không giống chính xác với số của bác sĩ; nhưng mẹ vẫn sẽ có được một con số gần đúng.

*

Bảng chiều dài cân nặng của trẻ sơ sinh theo chuẩn

Bảng chỉ số chiều dài và cân nặng chuẩn của trẻ sơ sinh (bé gái) từ 0 – 12 tháng

*

Bảng chiều dài và cân nặng của bé gái 0-12 tháng tuổi

Chiều dài (cm) của trẻ sơ sinh (bé gái) từ 0-12 tháng tuổi:

Bé dưới 4 tuần tuổi: Từ 45.4 đến 52.9, trung bình là 49.1. Bé gái 1 tháng tuổi: Từ 49.8 đến 57.6, trung bình là 53.1. Bé gái 2 tháng tuổi: Từ 53.0 đến 61.1, trung bình là 57.1. Bé gái 3 tháng tuổi: Từ 55.6 đến 64.0, trung bình là 59.8. Bé gái 4 tháng tuổi: Từ 57.8 đến 66.4, trung bình là 62.1. Bé gái 5 tháng tuổi: Từ 59.6 đến 68.5, trung bình là 64.0. Bé gái 6 tháng tuổi: Từ 61.2 đến 70.3, trung bình là 65.7. Bé gái 7 tháng tuổi: Từ 62.7 đến 71.9, trung bình là 67.3. Bé gái 8 tháng tuổi: Từ 64.0 đến 73.5, trung bình là 68.7. Bé gái 9 tháng tuổi: Từ 65.3 đến 75.0, trung bình là 70.1. Bé gái 10 tháng tuổi: Từ 66.5 đến 76.4, trung bình là 71.5. Bé gái 11 tháng tuổi: Từ 67.7 đến 77.8, trung bình là 72.8. Bé gái 12 tháng tuổi: Từ 68.9 đến 79.2, trung bình là 74.0.

Cân nặng (kg) của bé gái từ 0-12 tháng tuổi:

Bé dưới 4 tuần tuổi: Trung bình là 3.2. Bé gái 1 tháng tuổi: Trung bình là 4.2. Bé gái 2 tháng tuổi: Trung bình là 5.1. Bé gái 3 tháng tuổi: Trung bình là 5.8. Bé gái 4 tháng tuổi: Trung bình là 6.4. Bé gái 5 tháng tuổi: Trung bình là 6.9. Bé gái 6 tháng tuổi: Trung bình là 7.3. Bé gái 7 tháng tuổi: Trung bình là 7.6. Bé gái 8 tháng tuổi: Trung bình là 7.9. Bé gái 9 tháng tuổi: Trung bình là 8.2. Bé gái 10 tháng tuổi: Trung bình là 8.5. Bé gái 11 tháng tuổi: Trung bình là 8.7. Bé gái 12 tháng tuổi: Trung bình là 8.9.

Bảng chỉ số chiều dài cân nặng tiêu chuẩn của bé trai từ 0 – 12 tháng

*

Bảng chỉ số chiều dài cân nặng tiêu chuẩn của bé trai từ 0 – 12 tháng

Chiều dài (cm) của trẻ sơ sinh (bé trai) từ 0-12 tháng tuổi:

Bé dưới 4 tuần tuổi: Từ 46.3 đến 49.9, trung bình là 47.9. Bé trai 1 tháng tuổi: Từ 51.1 đến 54.7, trung bình là 52.7. Bé trai 2 tháng tuổi: Từ 54.7 đến 58.4, trung bình là 56.4. Bé trai 3 tháng tuổi: Từ 57.6 đến 61.4, trung bình là 59.3. Bé trai 4 tháng tuổi: Từ 60.0 đến 63.9, trung bình là 61.7. Bé trai 5 tháng tuổi: Từ 61.9 đến 65.9, trung bình là 63.7. Bé trai 6 tháng tuổi: Từ 63.6 đến 67.6, trung bình là 65.4. Bé trai 7 tháng tuổi: Từ 65.1 đến 69.2, trung bình là 66.9. Bé trai 8 tháng tuổi: Từ 66.5 đến 70.6, trung bình là 68.3. Bé trai 9 tháng tuổi: Từ 67.7 đến 72.0, trung bình là 69.6. Bé trai 10 tháng tuổi: Từ 69.0 đến 73.3, trung bình là 70.9. Bé trai 11 tháng tuổi: Từ 70.2 đến 74.5, trung bình là 72.1. Bé trai 12 tháng tuổi: Từ 71.3 đến 75.7, trung bình là 73.3.

Cân nặng (kg) của bé trai từ 0-12 tháng tuổi:

Bé dưới 4 tuần tuổi: Trung bình là 3.3. Bé trai 1 tháng tuổi: Trung bình là 4.5. Bé trai 2 tháng tuổi: Trung bình là 5.6. Bé trai 3 tháng tuổi: Trung bình là 6.4. Bé trai 4 tháng tuổi: Trung bình là 7.0. Bé trai 5 tháng tuổi: Trung bình là 7.5. Bé trai 6 tháng tuổi: Trung bình là 7.9. Bé trai 7 tháng tuổi: Trung bình là 8.3. Bé trai 8 tháng tuổi: Trung bình là 8.6. Bé trai 9 tháng tuổi: Trung bình là 8.9. Bé trai 10 tháng tuổi: Trung bình là 9.2. Bé trai 11 tháng tuổi: Trung bình là 9.4. Bé trai 12 tháng tuổi: Trung bình là 9.6.

Cột mốc chiều cao, cân nặng tiêu chuẩn của trẻ 3 – 5 – 10 tuổi

Khác với chiều dài, cân nặng của trẻ sơ sinh; chiều cao và cân nặng của bé trai, bé gái trong lứa tuổi này không có nhiều sự chênh lệch. Mẹ có thể tham khảo thông tin sau:

Trẻ 3 tuổi: Chiều cao 91,2 cm – 95,1 cm; cân nặng 13,9 kg – 14,3 kg. Trẻ 5 tuổi: Chiều cao 109,4 cm – 110 cm; cân nặng 18,2 kg – 18,3 kg. Trẻ 10 tuổi: Chiều cao 137,8 cm – 138,6 cm; cân nặng 31,2 kg – 31,9 kg.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh không đủ chiều dài, cân nặng

Nếu chiều dài trẻ sơ sinh hoặc cân nặng của trẻ sơ sinh không đạt tiêu chuẩn theo bảng chiều dài cân nặng của trẻ sơ sinh; mẹ hãy tìm hiểu những lý do dưới đây:

Lý do khiến trẻ không tăng đủ cân nặng:

Ăn chưa đủ, thiếu chất, bú mẹ không đủ, ăn ít bữa, thức ăn của trẻ nghèo dinh dưỡng, ít thức ăn động vật, thiếu dầu mỡ… Ăn tốt nhưng chơi quá sức, tiêu hao năng lượng nhiều, cần cho trẻ ăn thêm. Trẻ bị mắc một bệnh nào đó nhưng chưa nhận thấy.

Vì sao trẻ sơ sinh chậm phát triển chiều dài?

Lùn do di truyền. Chậm tăng trưởng từ trong tử cung. Bị mắc bệnh mạn tính. Bé bị suy dinh dưỡng.

Những cột mốc quan trọng của bé mà mẹ cần biết

Không chỉ biết chiều dài, cân nặng của trẻ sơ sinh; mẹ chú ý thêm các cột mốc phát triển quan trọng của bé:

Kỹ năng vận động thô: Bé có khả năng sử dụng các nhóm cơ lớn của cơ thể, như chân, tay… Kỹ năng vận động tinh: Bé có thể sử dụng các nhóm cơ nhỏ đòi hỏi sự linh hoạt. Chẳng hạn bé có thể cầm, vẽ, mặc quần áo, viết… Kỹ năng này cũng liên quan đến sự phối hợp giữa tay và mắt. Ngôn ngữ: Bé có thể nói, sử dụng ngôn ngữ cơ thể; cử chỉ để hiểu và diễn tã cho người khác hiểu. Nhận thức: Kỹ năng suy nghĩ, hiểu biết, giải quyết vấn đề, lý luận và ghi nhớ. Xã hội: Kết nối và biết cách tạo dựng các mối quan hệ, biết hợp tác và ứng phó với cảm xúc của mọi người xung quanh.

Dựa trên cột mốc chuẩn, mẹ có thể so sánh, tham khảo để có thể sớm nhận ra những bất thường. Tuy nhiên, mỗi trẻ sẽ có tốc độ phát triển riêng. Mẹ đừng lo nếu bé chậm hoặc nhanh hơn so với mốc chuẩn. Tham khảo thêm ý kiến bác sĩ nếu cảm thấy bé cưng cân nặng, chiều dài trẻ sơ sinh có dấu hiệu bất thường.

Cột mốc phát triển quan trọng của trẻ từ 3 tháng tuổi

Bé 3 tháng tuổi trở lên sẽ trải qua những cột mốc quan trọng như sau; ngoài những cột mốc về cân nặng, chiều dài của trẻ sơ sinh:

Vận động thô:

Cuộn mình từ trước ra sau. Có thể tự điều khiển đầu và cổ khi được bế ngồi hoặc đứng. Tự nâng đầu và ngực lên khi nằm sấp. Duỗi chân thẳng và đá lại chân mình khi nằm sấp hoặc ngửa, trườn xuống bằng chân khi nằm.

Vận động tinh:

Đụng hai tay vào nhau. Nắm và xòe hai tay. Đưa tay lên miệng. Với tay lên.

Ngôn ngữ, xã hội:

Tự cười hoặc cười với mẹ. Biểu cảm của gương mặt gây nên bởi thay đổi của cơ thể bé. Bắt chước một số chuyển động cơ thể và nét mặt của người khác.

Nhận thức:

Thích nhìn mặt đối mặt. Dõi theo vật chuyển động. Nhận biết đồ vật và người lớn.

Cột mốc phát triển quan trọng của trẻ từ 8 tháng tuổi

Vận động thô:

Lăn từ trước ra sau và từ sau ra trước điệu nghệ hơn. Có thể tự ngồi. Có thể đứng vững trên hai chân khi được vịn tay. Kiểm soát cơ thể và cánh tay.

Vận động tinh:

Giữ và lắc đồ chơi bằng tay. Di chuyển đồ chơi từ tay này sang tay kia. Dùng tay khám phá đồ vật mới lạ.

Ngôn ngữ, xã hội:

Nhớ một vài người thân quen. Mỉm cười với mình trong gương. Phản ứng khi người khác bày tỏ cảm xúc. Bắt chước theo tiếng động.

Nhận thức:

Theo dõi chuyển động của mọi điều xung quanh. Khám phá thế giới bằng tay và miệng. Khó chịu khi không với được thứ ngoài tầm với. Để ý xem người khác đang theo dõi điều gì và nhìn theo.

Ngoài bảng chiều dài, cân nặng của trẻ sơ sinh như trên, ở những độ tuổi nhất định, trẻ sẽ phát triển những kỹ năng như: khả năng vận động tĩnh, vận động thô, ngôn ngữ và nhận thức. Vì vậy bảng chiều cao và cân nặng của trẻ sơ sinh giúp mẹ tham khảo để giúp bé phát triển tốt.

Xem thêm:

Các bài viết của kiemthetruyenky.vn chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

1. Tracking Your Baby’s Weight and Measurementshttps://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/Pages/Tracking-Your-Babys-Weight-and-Measurements.aspxNgày truy cập: 27.07.2022

2. How much should I expect my baby to grow in the first year?https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/infant-and-toddler-health/expert-answers/infant-growth/faq-20058037Ngày truy cập: 27.07.2022

3. Your Newborn’s Growth (for Parents)https://kidshealth.org/en/parents/grownewborn.htmlNgày truy cập: 27.07.2022

4. Childhood Obesity and Weight Problemshttps://www.helpguide.org/articles/diets/childhood-obesity-and-weight-problems.htmNgày truy cập: 27.07.2022

5. Differential parental weight and height contributions to offspring birthweight and weight gain in infancyhttps://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/16984935/Ngày truy cập: 27.07.2022

Giai đoạn bám mẹ: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách đối phó

Thứ tự mọc răng của bé chuẩn 100% bố mẹ cần nhớ!

Bảng chiều cao cân nặng của trẻ 0-10 tuổi chuẩn nhất (2022)

Giới thiệu

Quy chế hoạt động

Chính sách riêng tư

Chính sách giải quyết khiếu nại

Điều khoản sử dụng

Câu hỏi thường gặp

*

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *