Các loại mứt Tết dễ làm luôn là mục tiêu tìm kiếm của hầu hết chị em phụ nữ muốn trổ tài làm mứt truyền thống, mỗi khi cuối năm về. Mứt có rất nhiều loại và mỗi loại mang một hương vị, một màu sắc. Một khay mứt Tết không chỉ thơm ngon bởi hình thức bên ngoài, mà mỗi loại mứt trong khay đều có những ý nghĩa riêng biệt, không thể hiện văn hóa vùng miền, thì cũng thể hiện ý thích hay khẩu vị của riêng mỗi gia đình. 

2. Top 10 các loại mứt Tết dễ làm2.1. Mứt dừa2.2. Mứt gừng2.3. Mứt quất2.4. Mứt cà rốt2.5. Mứt hạt sen2.6. Mứt bí đao2.7. Mứt vỏ bưởi2.8. Mứt me chua ngọt2.9. Mứt dứa dẻo2.10. Mứt cà chua bi

*

Chắc hẳn không thể nào thiếu các loại bánh mứt đầy màu sắc và thơm ngon trong ngày đầu năm mới. Ảnh Internet.

Đang xem: Cách làm các loại mứt tết

Các loại mứt Tết ngày nay dù đa dạng, có nhiều biến tấu, song vẫn có một số loại rất cơ bản, phổ biến nhiều gia đình ưa thích. Trong những ngày Tết hơi se lạnh vương những giọt sương mai, nhiều người thường thích nhâm nhi chén trà và thưởng thức bánh mứt, nhất là các loại mứt truyền thống, do tự tay gia đình làm. Bạn cũng thể tự tay thực hiện để mời cả nhà, và đãi khách đến chơi trong ngày đầu xuân vì hiện nay nguyên liệu rất sẵn, cách làm và bí quyết cũng được chia sẻ nhiều, nên khi làm mứt chúng ta không sợ mất thời gian nhiều hay thất bại. 

1. Ý nghĩa của các loại mứt Tết trong ngày Tết Nguyên đán của người Việt

Đĩa bánh mứt có trong những ngày Tết Việt là một nét đẹp trong văn hóa ẩm thực của dân tộc. Mứt Tết không chỉ là những món ăn chơi mà còn ấp ủ trong hương vị thơm ngon, ngọt ngào, cầu cho một năm mới mọi điều viên mãn. Chính vì vậy cùng với bánh chưng, dưa hấu đỏ, mai vàng, khay mứt Tết là một trong những điều không thể thiếu của mọi gia đình Việt. Riêng các loại mứt Tết truyền thống luôn tạo nên một hương vị Tết riêng của người Việt Nam mà ít có điều gì có thể thay thế ý nghĩa của nó. 

Để ngày xuân thêm thi vị và hương vị ngày Tết Cổ truyền luôn được giữ mãi, chúng ta hãy trổ tài làm một trong 10 loại mứt rất phổ biến, được yêu chuộng từ vị ngon cho đến cách làm dễ thực hiện, như Chuyên mục Món ngon của Yuetre.vn chia sẻ ngay dưới đây nhé. 

*

Tết là dịp gia đình đoàn viên, được thưởng thức những món ăn, những phong tục truyền thống. Ảnh Internet.

2. Top 10 các loại mứt Tết dễ làm

2.1. Mứt dừa

Mứt dừa là một trong những loại mứt quen thuộc và xuất hiện nhiều nhất mỗi độ Tết đến xuân sang. Mứt dừa có vị béo và ngon bùi đặc biệt đa dạng màu sắc rất thu hút người nhìn. Nó mang một ý nghĩa cho sự quây quần, sum vầy hạnh phúc cho một gia đình trong năm mới. Mứt dừa cũng rất dễ thực hiện, các bạn chỉ cần dành một chút thời gian là có thể tự tay làm món mứt dừa thơm ngon và đảm bảo vệ sinh cho cả gia đình ngày Tết rồi.

*

Các bạn có thể dùng nước ép trái cây để tạo màu vừa an toàn vừa đẹp mắt cho khay mứt. Ảnh Internet. 2.1.1. Chuẩn bị nguyên liệu 1 trái dừa: các bạn nên chọn những quả dừa không quá già và cũng không quá non thì mới tạo được độ dẻo và vị bùi đúng vị dừa.Đường cát trắng.Sữa đặc ông thọ (tùy thích)Dụng cụ nạo dừa 2.1.2. Cách làm Bước 1: Dừa sau khi mua về tách vỏ và lấy phần thịt dừa. Và gọt bỏ phần vỏ có màu. Vỏ dừa rất cứng và khó tách, nên các bạn có thể nhờ người bán tách sẵn để khỏi mất thời gian.Bước 2: Dùng dụng cụ nạo dừa thành những sợi dài và mỏng. Sau đó các bạn đem sợi dừa ngâm với nước sạch khoảng vài tiếng để dừa bớt dầu. Sau đó vớt ra và rửa sạch lại một lần nữa và để ráo nước.Bước 3: Tiếp theo các bạn cho dừa ngâm với đường theo tỉ lệ 1:1 tức là 1kg dừa với 1 kg đường và cho thêm một ít sữa đặc để có độ béo. Ngâm khoảng 4-5 tiếng. Trường hợp bạn không thích quá ngọt cũng có thể giảm lượng đường đi, có thể sử dụng tỉ lệ 1: 2/3 cũng được.

*

Chọn cùi dừa nên còn nguyên hình của cả quả không bị vỡ, không quá già hoặc quá non.Ảnh Internet.Bước 4: Sau khi dừa đã ngấm đường, các bạn bắc chảo lên bếp rồi cho toàn bộ dừa và nước đường vào. Đun dừa đường với lửa vừa cho đến khi mứt khô dần. Quá trình đun, ban đầu bạn có thể để lửa vừa cho mau cạn nước đường, khi cạn bớt thì bạn hạ lửa nhỏ để mứt không bị vàng nhé. Bạn dùng đũa xới đều tay liên tục để dừa không bị cháy. Cho đến khi thấy sợi dừa đã tách rời nhau và đường đã bám đường đều, sợi dừa khô lại thì tắt bếp, để nguội và và bảo quản nơi thoáng mát khoảng một ngày sau đó cho vào hũ bảo quản cho mứt được khô và thơm ngon.

*

Sên dừa là bước quan trọng để có được mứt ngon. Ảnh Internet.

2.2. Mứt gừng

Mứt gừng là một trong các loại mứt Tết khá quen thuộc với rất nhiều người. Không chỉ là món ăn chơi mà gừng còn là một loại thực phẩm giảm đau cổ họng, kích thích tiêu hóa và đỡ mệt cho cơ thể. Trong ngày Tết ở miền Bắc, một đĩa mứt gừng cay cay hòa quyện với vị ngọt dịu của đường cùng tách trà nóng chắc chắn luôn làm ấm lòng biết bao người vào những ngày đầu xuân.

*

Tuy nhiên gừng tính nóng, ăn đúng thì kích thích tiêu hóa, nhưng nhiều quá lại ảnh hưởng cho bao tử. Ảnh Internet. 2.2.1. Chuẩn bị nguyên liệu Gừng tươi (Khi chọn gừng tươi dùng để làm mứt bạn cần chọn gừng không quá non, không quá già. Bởi nếu gừng quá non khi làm mứt không có độ săn và độ đậm đà, còn nếu gừng quá già có quá nhiều xơ, vị cay nồng ăn sẽ mất ngon.Chanh tươiĐường trắngMuối 2.2.2. Cách làm Bước 1: Gừng các bạn gọt vỏ và rửa sạch. Sau đó cắt thành từng lát vừa, không quá mỏng. Ngâm gừng trong nước muối khoảng 30 phút sau đó rửa sạch.Bước 2: Cho nước vào một cái nồi và đun sôi, sau đó cho gừng vào nồi, vắt thêm một ít nước cốt chanh để giúp giảm bớt mùi nồng và cay cửa gừng, giúp gừng thêm vàng hơn. Đun sôi khoảng 5-7 phút rồi tắt bếp, vớt gừng ra và rửa bằng nước lạnh.

*

Nếu gừng quá non khi làm mứt không có độ săn và độ đậm đà, còn nếu gừng quá già có quá nhiều xơ, vị cay nồng ăn sẽ mất ngon.Ảnh Internet.Bước 3: Ngâm gừng với đường theo tỉ lệ 2:1 (1kg gừng và 0.5 kg đường trắng) trộn đều cho ngấm và ngâm khoảng 45-50 phút.Bước 4: Cho phần mứt gừng đã ngâm vào một cái chảo sau đó đun sôi. Khi thấy hỗn hợp sệt lại thì cho lửa nhỏ và đảo đều tay cho đến khi đường bám vào gừng tạo phấn thì tắt bếp.

*

Các bạn dùng một ít nước cốt chanh trong khi sơ chế để làm gừng sáng màu hơn. Ảnh Internet.

Bước 5: Để bảo quản mứt gừng được lâu, các bạn cho vào lọ thủy tinh và tránh tiếp xúc giới gió là có thể sử dụng trong một thời gian dài.

2.3. Mứt quất

Mứt quất hay còn gọi là mứt tắc là loại mứt đặc sản của Hội An. Loại mứt này có đầy đủ vị, vị chua, vị ngọt,… Những quả mứt quất căng phồng màu cam sặc sỡ, thơm hương quất đã thấy hương xuân thoang thoảng đâu đây, được rất nhiều người yêu thích.

*

Quất làm mứt phải chọn loại quất vườn hơi vàng, vỏ căng mịn và bóng đẹp. Ảnh Internet. 2.3.1. Chuẩn bị nguyên liệu 1kg quất chín800g đường vàng hoặc đường trắng1 thìa cà phê vôi bộtMuốiNước 2.3.2. Cách làm Bước 1: Quất rửa sạch và ngâm bằng nước muối khoảng 30 phút sau đó rửa với nước sạch và để ráo nước.Bước 2: Vôi bột cho vào một cái bát đổ khoảng 1 lít nước vào khuấy đều, để cho vôi lắng cặn sau đó chắt lấy nước.Bước 3: Dùng dao khứa những đường dọc theo múi quả quất để tạo những khe nhỏ, ấn dẹp quả quất tạo hình giống như lồng đèn để vắt bớt nước và bỏ hạt.Bước 4: Cho quất vào ngâm trong nước vôi đã chắt, ngâm khoảng 6 tiếng sau đó đổ ra rửa sạch và để ráo nước.

*

Ngâm nước vôi trong đủ thời gian để mứt dai ngon hơn. Ảnh Internet.Bước 5: Cho quất và đường vào một cái bát lớn trộn đều và ngâm cho thấm. Tiếp đó cho hỗn hợp vào chảo đun cho đến khi sôi thì cho lửa nhỏ, đảo đều tay cho đến khi hỗn hợp khô lại mứt quất cò màu trong thì tắt bếp.

*

Tự làm mứt quất tại nhà vừa ngon, quan trọng hơn là đảm bảo vệ sinh sạch sẽ. Ảnh Internet.

2.4. Mứt cà rốt

Cà rốt vừa là một loại thực phẩm vừa dễ tìm vừa rẻ tiền và lại rất tốt cho sức khỏe của chúng ta. Với cách làm đơn giản, nguyên liệu dễ kiếm đây là hai lí do khiến nhiều người rất thích làm mứt cà rốt khi Tết về.

*

Làm mứt cà rốt thơm ngon lạ miệng đãi khách ngày Tết. Ảnh Internet. 2.4.1. Chuẩn bị nguyên liệu Cà rốtĐường, muối, vôi bột (không bắt buộc)

*

Các nguyên liệu cần thiết để làm mứt cà rốt, rất đơn giản và dễ tìm. Ảnh Internet.  2.4.2. Cách làm Bước 1: Cà rốt rửa sạch, gọt vỏ sau đó dùng dao thái thành lát tròn hoặc sợi tùy theo ý thích các bạn nhé.Bước 2: Chần sơ cà rốt qua nước muối đun sôi khoảng 1 phút. Sau đó ngâm cà rốt trong nước lạnh 5 phút cho nguội và để ráo nước. Nếu bạn thích mứt cà rốt có độ giòn thì có thể ngâm qua nước vôi trong khoảng 45 phút đến 1 tiếng, vớt ra, rửa sạch nhiều lần với nước lạnh, rồi tiến hành ướp đường như thông thường. Bước 3: Cũng với tỉ lệ 1 kg cà rốt và 0.5 kg đường các bạn ngâm trong khoảng 60 phút cho cà rốt ngấm đường trước khi sên nhé.

*

Nên thái miếng thái dày, không nên thái mỏng quá vì trong quá trình ngâm đường, cà rốt tiết rất nhiều nước và teo lại. Ảnh Internet.Bước 4: Khi đường đã tan hết và cà rốt đã ngấm đều, các bạn chắt lấy nước đường cho vào nồi đun sôi khoảng 2-3 phút thì cho cà rốt vào. Thỉnh thoảng đảo đều đến khi nước đường cạn bớt thì giảm lửa nhỏ, đảo liên tục đều tay cho đến khi mứt dần khô ráo, đường kết tinh bám trên mứt thì tắt bếp.Bước 5: Để mứt nguội hoàn toàn rồi bạn bỏ vào hũ bảo quản.

2.5. Mứt hạt sen

Mứt hạt sen mang một hương vị ngọt bùi, thanh mát và rất mộc mạc mang đến cho người dùng một cảm giác khó quên. Bên cạnh đó, một đĩa mứt hạt sen trong ngày Tết Âm lịch còn mang đến một ý nghĩa gia đình sum vầy để chào đón một năm mới.

*

Để làm ra một đĩa mứt sen ngon và đạt yêu cầu thành phẩm thì mất khá nhiều thời gian và cầu kì từ việc lựa chọn, sơ chế và chế biến. Ảnh Internet.500g hạt sen300g đường phènMuối, vani 2.5.2. Cách làm Bước 1: Trước tiên các bạn phải lấy hết tim sen ra đẻ loại bỏ chất đắng, tiếp đến rửa sạch và để ráo nước. Nếu các bạn dùng hạt sen khô thì ngâm nước khoảng 4 tiếng để hạt sen nở mềm.Bước 2: Đường phèn đem xay thành bột thật mịn, nếu các bạn dùng đường cát thì không cần xay. Các bạn nên dùng đường phèn vì làm mứt hạt sen bằng đường phèn thì vị ngọt không quá gắt.

*

Không nên luộc hạt sen chín quá, như vậy khi sên mứt sẽ rất dễ bị vỡ nát mà không còn nguyên hạt. Hạt sen khô phải luộc lâu hơn hạt sen tươi. Ảnh Internet.Bước 3: Đun sôi nước và cho hạt sen vào luộc đến khi hạt sen mềm vớt ra và ngâm nước lạnh khoảng 10 phút.Bước 4: Vớt hạt sen ra để ráo nước. Sau đó cho hạt sen và đường phèn đã xay vào một cái bát lớn ngâm 2-3 tiếng khi hạt sen đã ngấm đường sẽ chuyển sang màu nước trong là được. Nếu các bạn dùng đường cát thì không cần xay nhé!

*

Với cách làm mứt hạt sen đường phèn sẽ không có nhiều nước đường như khi dùng đường cát trắng, nên khi sên cũng nhanh hơn. Ảnh Internet.Bước 5: Cho hỗn hợp hạt sen và đường vào chảo và đun sôi, khi đường keo lại thì đảo nhẹ, giảm lửa nhỏ và sên đến khi đường khô, bám đều vào hạt sen. Bạn đảo thêm một lát rồi cho ống vani vào là tắt bếp.Bước 6: Để mứt nguội và bảo quản trong hũ thủy tinh.

2.6. Mứt bí đao

Bí đao là một loại thực phẩm dân dã, chẳng thế mà từ ngày xưa mứt bí đã là một trong các loại mứt không thể thiếu trong nhiều gia đình vào dịp Tết. Mứt bí đao mang một hương vị thơm ngon, cảm giác mát lạnh đồng thời cũng chứa đựng nhiều ý nghĩa may mắn trong năm mới. Ngoài ra nó còn là một phương thuốc giải khát, lợi tiểu và tiêu độc cho những cuộc vui ngày Tết.

*

Chỉ với một số nguyên liệu đơn giản có sẵn trong bếp nhà là chúng ta đã có thể thực hiện món mứt này rồi. Ảnh Internet. 2.6.1. Chuẩn bị nguyên liệu Bí đaoĐườngPhèn chua, nước vôi trong

*

Các bạn nên chọn những quả xanh tươi và già để mứt bị được giòn. Ảnh Internet. 2.6.2. Cách làm Bước 1: Bí đao gọt bỏ phần vỏ và ruột, sau đó rửa sạch và cắt thành từng miếng vừa ăn với những hình thù mà các bạn yêu thích.

Xem thêm:

Bước 2: Pha loãng một ít nước vôi trong và cho bí đao vào ngâm khoảng 5-7 tiếng. Sau đó rửa lại nhiều lần bằng nước cho hết sạch mùi vôi.Bước 3: Chần sơ bí đao qua nước phèn chua khoảng 1-2 phút rồi vớt ra rửa sạch để ráo nước.

*

Nước vôi trong xử lý đúng cách rất an toàn với sức khỏe và có tác dụng làm miếng bí dai, giòn và để được lâu hơn. Ảnh Internet.Bước 4: Cho bí đao và đường vào một cát bát trộn đều và ngâm khoảng 4-5 tiếng cho ngấm đều.Bước 5: Đun sôi hỗn hợp trên với lửa vừa. Đảo đều cho đến khi cạn nước đường thì giảm lửa nhỏ, tiếp tục đảo liền tay để mứt không bị cháy. Bạn sen cho tới khi đường tạo phấn bám vào bí là tắt bếp, đảo thêm cho đến khi nguội hẳn thì lấy chảo mứt xuống khỏi bếp. Để mứt 1-2 tiếng cho thật nguội mới bảo quản. Bước 6: Trường hợp mứt bị ướt trở lại sau sên, bạn có thể đun nóng chảo, giảm lựa thật nhỏ và cho mứt vào sên lại đến khô là được. 

*

Đun nhỏ lửa để nước khô từ từ và đảo đều để đường không vón cục nhé. Ảnh Internet.

2.7. Mứt vỏ bưởi

Còn gì tuyệt hơn khi quây quần bên gia đình ăn miếng mứt vỏ bưởi ngọt bùi. Mứt vỏ bưởi là món ăn khá lạ miệng so với các loại mứt truyền thống ở trên, song vài năm trở lại đây, mứt vỏ bưởi thường được khá nhiều gia đình lựa chọn bỏ vào khay mứt Tết. Cách làm mứt vỏ bưởi ngon không khó, lại để được lâu nên bạn có thể làm nhiều mứt vỏ bưởi và dùng dần dần nhé! 

*

Mứt vỏ bưởi là món ăn ngon, lạ miệng đang rất được ưa chuộng. Ảnh Internet. 2.7.1. Chuẩn bị nguyên liệu Vỏ bưởi khoảng 500g250- 300g đường1 thìa muối1 bát nước vôi trong 2.7.2. Cách làm Bước 1: Vỏ bưởi loại bỏ bớt các phần sơ màu trắng sau đó cắt thành sợi có bề ngang khoảng 1-2cm.Bước 2: Cho vỏ bưởi vào tô cùng một ít muối rồi trộn vài phút cho vỏ bưởi mềm. Sau đó rửa lại thêm vài lần và vắt cho hết tinh dầu trên vỏ bưởi để mứt sau khi hoàn thành sẽ không bị đắng.

*

Các bạn cũng nên chọn quả bưởi vẫn còn tươi và da là màu vàng sẽ ít tinh dầu đắng hơn da xanh. Ảnh Internet.Bước 3: Ngâm vỏ bưởi trong nước vôi trong khoảng 4-5 tiếng. Sau đó vớt vỏ bưởi ra.Bước 4: Đun sôi một ít nước lọc cho thêm 1 ít muối và cho vỏ bưởi vào luộc khoảng 3-5 phút thì vớt ra. Thay nước mới và cứ tiếp tục luộc như vậy khoảng 2-3 lần nữa để loại bỏ hết vị đắng.Bước 5: Sau khi luộc vắt hết nước và cho vỏ bưởi vào ngâm với đường khoảng 4-5 tiếng cho ngấm đường.

*

Tuy nhiên, bưởi có da màu xanh sẽ làm ra mứt có màu đẹp mắt hơn. Ảnh Internet.Bước 6 : Cho hỗn hợp trên vào chảo và đun đến khi sôi thì hạ lửa nhỏ và đảo đều mứt cho đến khi nước đường cạn, đường bám phấn thành mứt thì bạn có tắt bếp.

2.8. Mứt me chua ngọt

Mứt me chua ngọt luôn góp mặt trong mâm mứt Tết của không ít các gia đình dịp xuân nhất là những gia đình ở khu vực miền Nam đất nước. Mứt me được rất nhiều người ưa chuộng vì mùi me thơm dịu, chua chua, ngọt ngọt kích thích vị giác của rất nhiều người. Mứt me được cho là khó làm song thực tế không hẳn vậy, me tươi hiện nay cũng rất sẵn, chỉ cần chị em kiên nhẫn một chút là có thể làm được hũ mứt tuyệt ngon cho gia đình dùng, hay để chiêu đãi khách.

*

Món mứt me chua chua ngọt ngọt, sóng sánh ánh nâu vàng luôn hấp dẫn trẻ nhỏ cũng như người lớn. Ảnh Internet. 2.8.1. Chuẩn bị nguyên liệu 1kg me800 đườngMột ít muối 2.8.2. Cách làm Bước 1: Me mua về các bạn ngâm với nước ấm pha loãng với một ít muối khoảng 45-50 phút để vỏ me sẽ bong ra các bạn sẽ dễ tách vỏ hơn. Sau đó dùng mũi dao nhọn tách bỏ lớp vỏ.

*

Các bạn nên chọn me xanh, mập thịt, vỏ xám xanh, chắc mới dễ làm và ngon hơn. Ảnh Internet.Bước 2: Me sau khi được bóc sạch vỏ, các bạn ngâm với nước muối loãng khoảng 2-3 ngày để làm giảm bớt độ chua của me.

*

Lột vỏ me Bạn có thể chừa lại cuống để trang trí cho đĩa mứt me đẹp mắt. Ảnh Internet.Bước 3: Sau khi ngâm muối để loại bỏ bớt độ chua của me thì các bạn tiếp tục ngâm me trong nước lọc sạch khoảng 1 ngày để loại bỏ vị mặn của muối. Sau đó dùng dao mũi nhọn để tách bỏ hạt me và để ráo nước.

*

Các bạn có thể dufmg tăm nhọn chọc nhẹ vào thân quả me để dễ thấm đường hơn. Ảnh Internet.Bước 4: Các bạn cho đường cùng một lượng nước vừa phải lên bếp đun với lửa nhỏ, sao cho lượng nước đường ngập khoảng 2/3 lượng me là được. Tiếp đến cho me vào nồi đường, sên với lửa nhỏ để me không bị cháy. Sau khi thấy me ngấm đều đường các bạn vớt me ra và để cho ráo đường.

*

Phơi nắng vỉ mứt me, công đoạn này giúp nước đường cô đặc thấm sâu vào me. Ảnh Internet.Bước 5: Bạn mang me phơi nắng một ngày, ại tiếp tục cho me vào ngâm với nước đường đã sên và hôm sau lại phơi nắng, lặp lại 2-3 ngày cho đến khi thấy mứt me có màu trong là đạt.Bước 6: Bảo quản mứt me trong hộp kín, tránh ánh nắng trực tiếp. Tốt nhất nên đặt mứt me bảo quản trong tủ lạnh, như vậy mứt sẽ bảo quản được 1 tháng.

*

Tuy mất nhiều thời gian nhưng bạn sẽ có món mứt me nguyên trái chua chua ngọt ngọt thật đẹp mắt lại ngon miệng. Ảnh Internet.

2.9. Mứt dứa dẻo

Mứt dứa dẻo dẻo có vị chua nhẹ mang đến một hương vị rất riêng cho những ai thưởng thức nó. Các bạn có thể thay thế một vài loại mứt truyền thống bằng mứt dứa để đãi khách cho phong phú ngày Tết. Mứt dứa dẻo khá thơm và chống ngán ngày Tết rất tốt. 

*

Ngày Tết ngồi nhâm nhi những lát mứt dứa thơm dẻo và thưởng thức cùng ly trà nóng thì ngon hết ý. Ảnh Internet. 2.9.1. Chuẩn bị nguyên liệu DứaĐườngChanhMuối ănPhèn chua 2.9.2. Cách làm Bước 1: Các bạn mua dứa về gọt sạch vỏ, loại bỏ hết mắt dứa, cắt thành từng lát tròn hay tam giác tùy ý thích mỗi người và loại bỏ phần cùi trắng.

*

Sơ chế thơm Không nên chọn dứa quá xanh vì màu không đẹp nhưng cũng không quá chín vì mứt sẽ bị ngọt. Ảnh Internet.Bước 2: Cho một ít muối vào pha loãng với nước, sau đó cho dứa vào ngâm khoảng 15 phút rồi vớt ra rửa sạch.Bước 3: Đun sôi nước lọc với phèn chua và cho dứa vào chần qua khoảng 7- 10 phút, vớt ra sửa với nước lạnh cho sạch phèn chua. Hong dứa ở nơi thoáng gióng khoảng 2-3 tiếng hoặc để qua đêm cho dứa ráo nước.Bước 4: Cho đường và dứa vào một cái bát, trộn đều và để qua đêm cho thấm đường. Sau đó cho dứa và nước đường vào nồi sên với lửa nhỏ cho đến khi miếng dứa có màu đường trong, lúc này bạn cho thêm một ít nước cốt chanh và sên cho đến khi dẻo và dứa có vị chua ngọt thì tắt bếp.

*

Các bạn có thể phơi nắng hoặc cho vào tủ lạnh nếu không có lò sấy để mứt dứa khô hơn. Ảnh Internet.Bước 5:  Để cho mứt dứa ráo đường hoàn toàn các bạn có thể đem dứa đi sấy ở nhiệt độ 100 độc C khoảng 45 phút. Sau đó để nguội và bảo quản là bạn đã có mứt dứa vô cùng hấp dẫn. Nếu bạn không dùng lò sấy có thể hong nắng cho đến khi khô tay là được. 

2.10. Mứt cà chua bi

Một đĩa mứt cà chua bi với một màu đỏ kèm vị ngọt lịm với hy vọng mang lại nhiều may mắn tài lộc trong năm mới. Ngoài ra cà chua bi còn chứa rất nhiều vitamin A rất tốt cho sức khỏe. 

*

Mứt cà chua bi là món rất bắt mắt và hấp dẫn. Tết này, chị em hãy thử làm, đảm bảo không chê vào đâu được. Ảnh Internet. 2.10.1. Chuẩn bị nguyên liệu  Cà chua biPhèn chuaNước vôi trong, đường 2.10.2. Cách làm Bước 1: Cà chua bi mua về các bạn rửa sạch nhiều lần với nước. Ngâm trong nước muối khoảng 1-2 tiếng sau đó dùng tăm nhọn đâm nhẹ đều lên bề mặt quả cà chua.

*

Chọn loại cà chua bi quả dài, chín vừa tới vẫn còn độ cứng. Ảnh Internet.Bước 2: Cho cà chua vào nước vôi trong ngâm từ 6-8 tiếng.Bước 3: Sau khi ngâm với nước vôi trong xong thì các bạn vớt cà chua ra, rửa lại nhiều lần với nước sạch để loại bỏ mùi vôi, để ráo nước.Bước 4: Ngâm cà chua với đường theo tỉ lệ 2:1 tức là 1kg cà chua bi sẽ dùng 500 gam đường, để khoảng 6-8 tiếng cho đường tan và ngấm đều vào cà chua.

*

Các bạn nên ngâm qua đêm để không làm mất thời gian. Ảnh Internet.

Xem thêm: Nhan Sắc Vợ Mc Anh Tuấn Khi Đi Thi Hoa Hậu Việt Nam Cách Đây Hơn Một Thập Kỷ

*

Khi nào đường sánh lại như mạch nha, kéo sợi là các bạn đã hoàn thành rồi đấy. Ảnh Internet.

Cuộc sống của chúng ta ngày càng phát triển, ngày Tết cũng được thay đổi rất nhiều thứ nhưng những nét văn hóa ẩm thực truyền thống vẫn được duy trì không thay đổi. Cùng với bánh chưng xanh, củ kiệu, hoa mai vàng thì mứt Tết cũng không thể thiếu. Dù có mất thời gian nhưng Chuyên mục Món ngon của kiemthetruyenky.vn cho rằng, tự làm mứt Tết không chỉ hợp vệ sinh vừa tốt cho sức khỏe mà còn là cách để làm cho không khí Tết tràn ngập trong nhà. Các chị em hãy chọn một trong 10 các loại mứt Tết trên để trổ tài, tạo độ ngọt lành thơm hương cho Tết gia đình thêm thi vị nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *