Chim Họa Mi: Đặc điểm, chọn chim giống, cách nuôi và chăm sóc chim hót hay | kiemthetruyenky.vn

VIDEO – phơi nắng trong nhà cho chim họa mi

Chim Họa Mi là loài chim được yêu thích nhất trong thế giới những người đam mê chim cảnh. Với ngoại hình đẹp mắt, giọng hót véo von tuyệt vời khiến nhiều người yêu chim điêu đứng. Nhưng để chăm nuôi chúng phát triển toàn diện như thế không phải ai cũng biết. Nếu bạn đang và sẽ nuôi một chú chim họa mi cho riêng mình thì hãy theo dõi cách nuôi dưỡng chim Họa Mi qua bài viết dưới đây.

Đang xem: Chim họa mi: đặc điểm, chọn chim giống, cách nuôi và chăm sóc chim hót hay

*

Chim Họa Mi có tiếng hót trong trẻo cực kỳ vui tai

1. Đặc điểm của chim Họa Mi

Chim Họa Mi được nhiều người mệnh danh là loài chim có giọng hót tuyệt vời nhất trong tất cả các loài chim rừng. Cũng chính vì thế mà người nghệ sĩ nào có tông giọng tốt, hát hay đều được so sánh với chim họa mi.

Là giống chim rừng, Họa mi thường sống phổ biến trong các khu rừng ở Trung Quốc và Việt Nam. Tại nước ta, thì họa mi tập trung chủ yếu ở các tỉnh nhiều rừng phía Bắc như: Lai Châu, Lạng Sơn, Sơn La, Móng Cái,… Đặc điểm tự nhiên thích hợp nhất cho chim sống là rừng rậm cận nhiệt đới, vùng núi cao, nhiệt độ thấp, mát lạnh.

1.1 Ngoại hình của chim Họa Mi

– Nhìn tổng thể dòng chim họa mi có cơ thể cũng tương đối lớn. Chúng chỉ to gần ngang chim Cu ngói.

– Lông hầu như toàn bộ cơ chim đều có màu nâu sẫm, ở phần dưới ngực thì lông có màu vàng hung.

– Mắt to, long lanh trong vắt, có viền mắt bao xung quanh và nó kéo dài khoảng một phân rưỡi ra phía sau.

– Chiều dài toàn thân của chim từ mỏ đến hết phần đuôi là khoảng 20cm.

– Mỏ chim dày, chân nhỏ. Hai bộ phận này đều có màu nâu nhạt.

1.2 Tiếng hót của chim Họa Mi

Tiếng hót trong trẻo, lanh lảnh của họa mi đem lại cho người đam mê lẫn không có hứng thú gì về chim cảnh cũng cảm thấy vô cùng thích thú. Bất kể đang trong trạng thái khó chịu hay buồn bã, nghe được giọng họa mi vang lên cũng đã thấy lòng yêu đời thêm chút nữa rồi.

Nhiều người chưa gặp chim bao giờ cứ khăng khăng tạo cảm giác cho mình là chim chắc sẽ có bộ lông, cơ thể đẹp xuất sắc. Tưởng tượng cũng ít ra như chim Trĩ, chim Công mới thích hợp với giọng hót ngân vang, vô cùng độc đáo đến mê người. Nhưng khi đến lúc gặp thì lại ngã ngửa khi chim không được đẹp như thế.

Hình dáng bên ngoài so với giọng hót thì khác một trời. Họa mi được nhận xét là không có gì đặc sắc ở ngoại hình. Tuy nhiên, bù lại giọng hót cũng đủ làm người khác đắm say, muốn sở hữu bằng được một em cho riêng mình.

Do đó, nếu ai nuôi chim để nghe hót thì Họa Mi đúng là sự lựa chọn số một.

1.3 Phân biệt Họa Mi trống mái

Ngoại hình của chim họa mi mái khác đôi chút với họa mi trống. Chúng ta có thể dễ dàng phân biệt thông qua một số chi tiết sau:

– Cơ thể chim mái nhỏ hơn một chút so với chim trống.

– Màu lông của chim mái cũng có màu nâu hung chứ không phải nâu sẫm như chim Họa Mi trống.

– Mắt chim mái có viền nhỏ, không kéo dài ra sau nhiều, vệt trắng ở đuôi mắt cũng ngắn hơn họa mi trống.

– Tiếng hót của chim mái cũng chỉ kêu “xùy…xùy…” hoặc “sè.. sè..” không hót râm ran như chim đực.

Để có được những chú chim hay, việc chọn giống là một khâu vô cùng quan trọng. Hãy cùng tìm hiểu tiếp nhé!

2. Chọn giống chim Họa Mi

Chim Họa Mi là một loài chim hoang dã. Muốn chúng hót lảnh lót, hấu đá như ở ngoài tự nhiên thì bước đầu là bước chọn giống chim có chất lượng tốt. Vì thế, chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn một vài đặc điểm của họa mi tốt giống như sau.

*

Tiêu chuẩn đánh giá một chú chim đẹp

Khi mua hoặc bẫy chim cần chú ý những đặc điểm:

Đầu chim: Đầu chim có nhiều hình dạng đặc sắc khác nhau. Nhưng theo những người trong nghề truyền lại nên chọn chim có cái “đầu rắn”. Việc trước tiên nhìn nhận bạn hãy nhìn phần đầu chim. Nếu nhìn theo phương ngang thấy phần mỏ phía trên trán so với đỉnh đầu là một đường thẳng thì đúng chuẩn.

Về bộ lông: Một con chim họa mi chất lượng là phải sở hữu bộ lông luôn mềm mượt, óng ả và tơi xốp. Phần lông đầu phải mỏng, ôm da sát vào da đầu. Lông cánh mượt, không xơ, không xù lên, vón cục.

Mắt: Mắt Họa Mi không hề có giác mạc giống như cái lồng đèn nhiều màu vậy đó. Nên chọn con chim có đồng tử (phần chấm đen trong con ngươi) nhỏ hơn trong số những con khác. Đặc biệt hơn là đồng tử phải có những tia mắt lóe ra xung quanh càng to, càng rõ ràng và dày là tốt nhất.

Xem thêm:

Chân chim: Cuối cùng là chân chim. Chân rắn chắc, khỏe mạnh. Chẳng chân phải to, viền của vảy chân chim có màu sẫm tối. Ngón chân không cần quá dài, móng vuốt nhọn sắc như móng vuốt của mèo. Đôi chân đẹp chính là thứ trụ vững cho toàn bộ cơ thể chim.

Đây là một số cách chọn cơ bản những con chim giống dành cho người mới bắt đầu nuôi họa mi. Với người nuôi chim lâu năm có kinh nghiệm dày dặn sẽ có nhiều hiểu biết và kỹ năng chọn chim thuần thục và chọn ra những chú chim tốt nhất. Bước chọn giống là bước đầu tiên quyết định sự phát triển và chất lượng của chim sau này.

3. Chọn lồng nuôi chim Họa Mi

Chọn lồng là điều kiện cần cho chim có không gian sinh sống tốt, tạo điều kiện thoải mái để phát triển toàn diện về mặt tinh thần. Bởi lồng chim là “nhà” của chúng, một ngôi nhà tốt mới thể hiện chú chim đó hoàn hảo hay không.

– Lồng nuôi chim họa mi có kích thước phù hợp nhất là đường kính đáy lồng dài khoảng 40cm hoặc nhỏ hơn còn khoảng 30cm cũng được. Xung quanh là các nan lồng có số lượng từ 60 chiếc.

– Lồng nên được làm từ tre hay mây đều được, nhưng nếu có điều kiện hãy dùng mây sẽ tốt hơn (vì tránh mốc mụt, tránh côn trùng phá hỏng cực tốt). Không nhất thiết phải sử dụng lồng sắt.

– Bên trong lồng nên bố trí đầy đủ các cóng nước, cóng thức ăn và khay dưới đáy để đựng phân. Đặt khoảng 2 đến 3 cây cầu lồng bằng gỗ hoặc tre ngang lồng cho chim đậu. Sau mỗi lần tắm cho chim phải vệ sinh lồng, cọ rửa tất cả các cóng cũng như dọn sạch sẽ phân, rác dưới đáy lồng. Thay bố lồng, kỳ cọ thật kỹ lưỡng.

– Là loài chim ưa khí hậu lạnh nên phải chú ý nhiệt độ xung quanh. Lồng chim phải áo trùm. Luôn trùm kín lồng mỗi buổi tối khi chim ngủ. Treo lồng những nơi cao ráo, thoáng mát, ít gió lùa, tránh xa những những động vật gây hại cho chim như: chuột, chó, mèo,…

*

Lựa chọn lồng nuôi Họa Mi không cần quá cầu kỳ

4. Cách nuôi chim Họa Mi căng lửa hót hay

Mỗi người nuôi chim sẽ có mỗi mục đích khác nhau. Người nuôi để ngắm mỗi khi chán, người nuôi để nghe chim hót, có những người lại thích nuôi chim để đem đi thi đấu. Vì vậy, ở đây chúng tôi cung cấp cho bạn một vài phương pháp nuôi chim họa mi hót hay thỏa mãn đôi tai cũng như cách nuôi để chim đi đá.

4.1 Chăm sóc họa mi hót hay

Đây là một loài chim vô cùng nhút nhát vì bản tính sống ở rừng tự nhiên nhiều hơn. Nên người nuôi cần rất nhiều thời gian mới giúp chim tập quen dần với con người, cũng như việc giúp chim hót vang lanh lảnh như ngoài thiên nhiên. Bên cạnh đó cũng cần có tính kiên nhẫn cao và cách chăm nuôi khoa học.

4.1.1 Chế độ dinh dưỡng

Thức ăn là yếu tố quyết định quan trọng trong thời gian thuần dưỡng họa mi hót hay, lớn nhanh. Và trong số các loài chim rừng có khả năng hót thì họa mi là loài dễ nuôi, dễ ăn nhất, thức ăn của chúng kiếm được không khó. Và đâu là loại thức ăn giúp chúng hót nhiều và hót hay?

Thực phẩm bổ sung cho chim đơn giản chỉ là trộn gạo với một ít trứng cộng với cào cào là được rồi. Lúc mới bắt chim về hãy cho chim ăn những loại côn trùng ngoài tự nhiên để chúng dễ ăn hơn như: trứng kiến, cào cào, châu chấu,… Tuy là loài chim khá lớn nhưng lượng thức ăn mỗi ngày của chúng chỉ bằng vài muỗng cà phê.

Muốn cho chim nhanh lớn, hót hay, căng lửa thì mỗi ngày cho họa mi ăn nhiều cào cào ( 20 đến 30 chục con mỗi ngày). Nuôi lâu dài, chim đã dạn hơn thì bắt đầu mua cám về cho chim ăn. Cám phải là loại dành cho chim hoặc là cám tổng hợp. Trộn hỗn hợp với gạo và côn trùng lẫn trái cây tươi.

– Lấy 0,25kg gạo tấm.

– Trứng gà hoặc trứng vịt lấy luôn cả lồng đỏ và trắng khoảng 4 đến 5 quả đều được.

– Một muỗng nhỏ đường trắng tinh luyện.

– Bột xương 2 muỗng nhỏ.

Tấm đem đi rang nóng đến khi có màu vàng vàng, không nên để gạo quá cháy. Sau đó, tắt bếp đi cho trứng đã chuẩn bị vào. Đồng thời cũng thêm đường và bột lên, đảo qua lại cho thấm rồi đem phơi nắng. Chú ý nếu trời không có nắng, nhiệt độ thấp thì để lên bếp đảo tiếp cho gạo không vón cục lại là ổn.

4.1.2 Cách huấn luyện cho họa mi hót hay

Muốn có một chú chim có giọng hót tuyệt vời thì phải thường xuyên cho chim tập hót. Tốt nhất là cho chim đi tập dượt thường xuyên, tiếp xúc với nhiều chú chim họa mi khác. Một con chim có tuổi lồng già thì giọng hót sẽ vô cùng thánh thót, ngân vang mang linh hồn của rừng núi.

Nếu chim của bạn là chim họa mi bổi thì nên trùm kín lồng rồi mới đem chim đi dượt. Trùm kín lồng, đặt dưới đất, để gần các chú chim già lồng để nó nghe. Tự nhiên nó sẽ hót theo, đồng thời cũng dạn hơn.

Nếu không có điều kiện đi tập dượt, cho chim tiếp xúc nhiều với đồng loại thì bạn có thể luyện hót cho chim tại nhà. Bạn mở những CD hoặc lên internet mở những video có giọng hót của chim họa mi có giọng đặc sắc, lanh lảnh, trong trẻo. Mở thường xuyên mỗi ngày cho chim nghe.

Muốn có hiệu quả hơn phải đặt chim nơi yên tĩnh. Treo chim lên cao, vén áo lồng lên để chim nghe rõ hơn. Từ đó chim họa mi có thể nghe được nhiều giọng và hót hay hơn. Những chú chim không được tập hót dù nuôi lâu đến đâu vẫn hót rất tệ.

Họa Mi mái kích trống cực kỳ hiệu quả

4.2 Chăm sóc chim Họa Mi đá

Họa mi cũng là một loài chim có bản tính vô cùng hung hãn, thích đấu đá. Cũng vì thế mà đã khiến cho nhiều người thích đi bẫy chim này, thích mang chúng đi thi đấu với những chú chim họa mi khác.

Cách chọn giống chim Họa Mi đá

Nuôi chim để đá còn cần nhiều sức lực, kinh nghiệm nhiều hơn nuôi chim họa mi để có giọng hót hay. Giống chim phải chọn ở vùng núi cao như vùng Lạng Sơn, Móng Cái,…

Tiêu chuẩn chọn phải là những con có chân và móng cứng cáp, sắc nhọn. Mắt trong và lanh lẹ. Mỏ nhọn, lông có màu gạch cua. Điều này thể hiện độ sung, độ hung hăng của chim, tạo điều kiện thi đấu rất tốt.

Chế độ tập luyện cho Họa Mi đá

Chim đá cần chú trọng chế độ tập luyện gay gắt. Thể lực phải thực sự tốt mới cho thi đấu được. Nhốt chim vào những lồng có kích thước lớn, chiều cao hơn một mét, đường kính phải hơn 60cm, đủ không gian lớn để chim bay nhảy. Cầu trong lồng phải là cầu nhám cho chim dễ đậu và mài móng thêm sắc nhọn.

Phải treo lồng nơi yên tĩnh, để chim giảm độ hót lại. Thức ăn của chim thuộc những loại bổ dưỡng nhất. Mỗi nhà nghề nuôi chim sẽ có mỗi bí quyết cho ăn khác nhau. Có người sử dụng thịt ó, có người lại cho ăn dái gà trống còn tơ,…

Sau khi thi đấu xong, chắc chắn chim nhìn rất xơ xác nên đừng quá lo lắng. Chủ yếu hậu thi đấu, người nuôi có đủ kinh nghiệm chăm sóc, bồi bổ trở lại cho chim để mau hồi phục hay không. Thời gian hồi phục sẽ khá lâu nên nhà nuôi cần để chim tịnh dưỡng kỹ càng nhất.

VIDEO – “Chim Họa Mi Hót Đấu Giọng Rừng Cực Hay Trong Lồng Tập Lực.”

5. Những lưu ý khi nuôi chim Họa Mi

– Cần thường xuyên vệ sinh lồng. Tắm cho chim mỗi ngày vào mỗi buổi sáng, đặc biệt đừng nên tắm nắng cho chim nhiều và cần tránh gió lạnh lùa vào lồng. Để nơi có gió chim dễ chết đột ngột, và vì là loài chim ưa khí hậu lạnh nên tốt nhất trùm kín lồng và để ý nhiệt độ xung quanh. Và luôn canh chừng cóng nước, châm ngay khi thấy cạn.

– Không được thay thế nguồn thức ăn đột ngột. Nguồn thức ăn chính của chim là côn trùng nhưng vẫn là loài ăn tạp. Nên khi nuôi trong lồng cần tập cho chim ăn những loại thức ăn riêng. Và nên cho chim ăn riêng một loại thức ăn thôi. Nếu đổi sẽ làm chim bị dị ứng, dễ bỏ ăn ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của chim.

– Thức ăn phải đủ dinh dưỡng, đảm bảo không hư hỏng, ẩm mốc. Dứt khoát bỏ đi những thức ăn bị hư nếu không sẽ gây hại cho chim. Vì họa mi là chim quý, nên dành thành dinh dưỡng phần tốt nhất cho nó.

– Cần bổ sung nhiều đạm động vật cho chim. Cho ăn nhiều côn trùng tươi sống và không được cho chim ăn thức ăn mặn.

Xem thêm:

– Nước uống phải sạch sẽ. Không được đục, bẩn. Không nên cho chim uống thuốc bừa bãi khi bị bệnh. Cần treo lồng đa dạng nơi hơn, để chim có thể tiếp xúc với nhiều môi trường khác nhau, mang lại độ thích nghi và nhanh dạn dĩ hơn.

– Không nên nuôi chim non khi chưa có kinh nghiệm vì dễ làm chim chết yểu thì rất uổng. Lồng chim phải luôn có áo lồng để bảo vệ chim. Nhiều người khuyên rằng phải nuôi chim mái vì sẽ có tác dụng nhiều hơn như: giúp chim trống dễ căng lửa, dễ thuần chim họa mi bổi,… nhất là nuôi chim đá.

Trên đây là toàn bộ những thông tin về chim họa mi cũng như cách nuôi tốt nhất cho những chú chim của bạn. Mong rằng bạn sẽ có thêm kinh nghiệm trong việc chăm sóc chim họa mi lớn nhanh, căng lửa và hót hay nhất. Chúc bạn thành công!

Camnangnuotrong.com

Từ khóa liên quan: chim họa mi, chim hoạ mi, họa mi, chim hoa mi, hoạ mi, chim mi, chim họa my, chim hoa my, chim hoạ my, các loại chim họa mi, tiếng hót của họa mi như thế nào, chimhoa my, hoạ my, chim my, cách chọn chim họa mi, chim hoa, họa mi nhỏ con, chim.hoạ mi, con chim họa mi, tiếng hót của họa mi, hoa mi hay, hoa mi, chim họa, chim họa mi hót, họa mi ở đâu hót hay nhất, cách chọn chim họa mi hót hay, hoa mi hot, tuổi thọ chim họa mi, cách chọn họa mi trống hót hay, tuổi thọ của chim họa mi, chim trà mi, cách nhận biết họa mi lạng sơn, long chim hoa mi, nuôi chim họa mi, phơi nắng trong nhà cho chim họa mi, phơi nắng cho họa mi rừng, hoa my, lồng mới cho họa mi này có phù hợp | chim hay tv, họa mi bẫy rừng cách thuần và xùy mái lên giong, họa mi rừng full lông một đang tập giong rừng 2, chim hoa mai, cách hay để luyện họa mi bổi nhanh hót | chim hay tv, họa mi hót, yêu chim và chăm sóc chim, hành trình đi bẫy chim hoạ mi sổng lại gặp khướu mun – chim hoa mi – thích chim hót, bẫy hoạ mi sổng ăn hàng cực đẹp – bẫy hoạ mi bằng trống đơn giản – thích chim hót, chimhoami, họa mi mộc mới bẫy ở rừng về siêu đẹp tập lên giong, họa mi hót hay, bẫy hoạ mi sổng hót đấu cực căng – tiếng chim hoạ mi hót hay – thích chim hót, tiếng chim họa mi hót ngày nắng đẹp| chim hay tv, họa mi lên đặt dưới đất cho mau quen// chim đam mê của tôi, khoe chú chim hoạ mi giọng rừng mà treo trong đồi quế thì tuyệt, con chim hoạ mi, phơi nắng cho họa mi rừng phần 2, họa mi rừng full lông một đang tập giong rừng 4, chim hoa mi hot, vẻ đẹp họa mi bãy rừng siêu hót, họa mi bẫy rừng về đã thuần và đang lên giong p4, ngắm nhìn chú hoạ mi mới mua về, họa mi đầu mùa đang bắn lông một, chim hoa mi hot hay nhieu giong, họa mi việt và quả, họa mi bẫy trong rừng tập ăn đã kích hót, họa mi bẫy rừng tập lên giong 4, nghe họa mi hót, hoạ mi đang lên lửa, hoạ mi hót, tiếng hoạ mi, chim hoa mi hay, họa mi bẫy thuần ở rừng cách chăm sóc, họa mi bẫy rừng tập lên giong 2, cho chim hoạ mi tắm nắng | chăm lửa cho chim hoạ mi | chim hoạ mi, họa mi bẫy rừng tập lên giong 9, họa mi loài chim hót hay nhất 2020 | chim hay tv, mi hót hay, khuyên hót cùng họa mi và chào mào / chim hay 75 tv, tiếng hót chim họa mi, họa mi rừng full lông một đang tập giong rừng 1, chia sẻ cách làm cầu mài móng bằng núa cho chim | linh chim cảnh, họa my, chú chim hoạ mi 7tuổi lồng, làm quen chim họa mi hót mỗi sáng lên nhiều giong, hoa mi hot hay, chim họa mi đẹp, chin hoạ mi, hoạ mi hót 2020, họa mi hót trong lồng tắm | chim hay tv, cận cảnh em họa mi nhút nhát, hoạ mi đang lên lửa, hoạ mi hót chiều tối, chim hoạ mi, họa mi bẫy rừng tập lên giong 1, họa mi rừng full lông một đang tập giong rừng 9, họa mi bẫy rừng và cách thuần mỗi buổi sáng, ảnh họa mi, tiếng hót của chim họa mi, họa mi là gì, tiếng họa mi, tiếng hót họa mi mái, hoạ mi hót, họa mi bẫy rừng đang mộc lông một đẹp, cho hoạ mi phơi nắng / chim hoạ mi / hoa mi hot / tieng hoa mi, họa mi bẫy rừng tập lên giong 5

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *