Mục LụcCÓ KHI NÀO CÁC BẠN VẼ MÀ TRONG ĐẦU SẼ NGHĨ LÀ PHẢI “ĐO TỈ LỆ” CHƯA NHỈ? NHẤT LÀ CÁC BẠN TỰ HỌC ẤY.BẮT ĐẦU THỰC HÀNH ĐO TỈ LỆ
CÓ KHI NÀO CÁC BẠN VẼ MÀ TRONG ĐẦU SẼ NGHĨ LÀ PHẢI “ĐO TỈ LỆ” CHƯA NHỈ? NHẤT LÀ CÁC BẠN TỰ HỌC ẤY.

Đang xem: Cách chia tỉ lệ vẽ người

Nếu đang phải tự học, nghe đến đây chắc nhiều bạn sẽ ngẩn người ra.

“Đo tỉ lệ là gì? Tại sao phải đo tỉ lệ?”

“Vẽ không cần đo tỉ lệ có được không?”

“Nào giờ tui vẽ có đo tỉ lệ đâu mà vẽ… vẫn giống!” hoặc “Đo tỉ lệ có phải là kẻ ô vẽ truyền thần không?”…

Bộ môn vẽ truyền thần ở Việt Nam đang thịnh trong giai đoạn từ 2010 cho đến nay đã vô tình khiến phần lớn các kỹ thuật vẽ khác bị lu mờ, trong đó các kỹ thuật được xem là căn bản của hội họa (painting) thì hoàn toàn chỉ có dân trong ngành mới biết.

Tác giả bài viết hướng dẫn:

*

HỌA SỸ NGUYỄN HOÀNG LONG
Họa sỹ Nguyễn Hoàng Long luôn muốn mang đến nguồn năng lượng, truyền lửa và lan tỏa đam mê cho tất cả mọi học viên đang theo học tại PICS.

*

Nói đến truyền thần không thể không nói đến phương pháp kẻ ô.

Do những ngành thuộc về traditional drawing đặc thù quá nên không phổ biến tốt được như truyền thần. Dân hội họa truyền thống nghe được điều này chắc chạnh lòng dữ lắm. Vậy rốt cuộc…

ĐO TỈ LỆ LÀ GÌ?

Đo tỉ lệ – nôm na là một kỹ năng quan sát và sử dụng que đo nhằm phác họa (chính xác) đối tượng cần vẽ lên giấy. Chỉ ngắn gọn vậy thôi!

TẠI SAO LẠI PHẢI ĐO TỈ LỆ?

Tại vì để diễn tả (chính xác) tỉ lệ, người vẽ bắt buộc phải nghiên cứu và phân tích kỹ đối tượng, biết cách ước lượng khoảng cách giữa các không gian và phải hiểu việc chia nhỏ đối tượng ra thành các dạng hình học đơn giản.

ĐO TỈ LỆ CÓ BAO NHIÊU KIỂU? VẼ KHÔNG CẦN ĐO TỈ LỆ CÓ ĐƯỢC KHÔNG?

Đo tỉ lệ chỉ có một kiểu duy nhất, đó là sử dụng que đo làm vật để xác định trục tung – trục hoành, tìm chiều cao – chiều ngang của đối tượng cần vẽ.Thực ra để vẽ phác họa được một bức tranh không nhất thiết phải đo tỉ lệ vì có rất nhiều phương pháp phác họa khác nhau, PICS sẽ viết về vấn đề này trong những bài viết sau, các bạn nhớ đón xem!

Tuy nhiên, việc đo tỉ lệ có thể không cần thiết đối với những bạn chỉ vẽ “chơi chơi”, nhưng sẽ là kỹ năng cực kỳ căn bản đối với những bạn học vẽ để thi vào các trường có thi tuyển môn năng khiếu mỹ thuật. Đấy là lí do lớn nhất mà PICS viết bài hướng dẫn này.

Trước khi học đo tỉ lệ, các bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ dụng cụ vẽ đã. Nhất là que đo đó.

*

Tối thiểu phải có que đo nha các bạn! Que đo bằng căm xe đạp hay bằng que xiên cá viên chiên đều được nhưng nhất định phải có. PICS thấy nhiều bạn dùng bút chì thay que đo để đo tỉ lệ, điều đó không nên, vì chiều ngang bút chì lớn, còn chiều cao thì bị hạn chế khiến việc đo tỉ lệ dễ bị sai lệch.

Nói chung là khuyến khích mua cho bằng được que đo :))))

Chuẩn bị xong “đồ nghề” chưa nào các bạn? Giờ chúng ta bắt đầu thôi.

ĐẦU TIÊN LÀ PHẢI HỌC CÁCH CẦM QUE ĐO TRƯỚC ĐÃ

*

*

LƯU Ý: cách cầm que đo là PICS chỉ minh họa cho các bạn thôi nhé, việc cầm que đo như thế nào cho thoải mái hoàn toàn là quyền của các bạn, miễn sao các bạn có thể di chuyển que đo lên xuống bằng một tay được là OK.

*
Nên để ngón tay giữ que đo nhẹ nhàng, que sẽ vuông góc tự nhiên với mặt đất như thế này.
*

Không nên cầm que đo quá chặt dẫn đến việc bẻ que đo như thế này.

(Que đo bị cong sẽ bị ảnh hưởng tới việc đo tỉ lệ nhiều đấy)

Cách khắc phục: do bạn mới tập đo lần đầu nên gồng quá, thả lỏng ngón tay ra là được.

*

Không nên cầm que đo nghiêng ngả như thế này.

Cách khắc phục: nhờ người khác nhìn và cân chỉnh lại giúp bạn để bạn nhớ góc độ, sau này cứ thế mà cầm thôi.

NGỒI ĐO TỈ LỆ NHƯ THẾ NÀO CHO ĐÚNG?

*

LƯU Ý: nếu bạn nào giơ tay ra phía trước bị rung (do không quen) thì có thể dùng tay còn lại nắm cổ tay đang cầm que đo cho bớt rung nhé.

Nhớ là tay phải thẳng, không nên co tay. PICS biết là hơi khó đối với các bạn mới, nhưng tập từ từ rồi sẽ quen, ai ban đầu cũng thế cả, kể cả PICS hồi mới đi học vẽ cũng vậy!

*

Co tay nó sẽ như vầy nè các bạn. Tỉ lệ đo được khi co tay sẽ không thống nhất, do mỗi lần đo là mỗi lần tay bạn co lại với khoảng cách dài – ngắn khác nhau.

Xem thêm: Thế Giới Động Vật – Động Vật Hoang Dã: Khám Phá Thiên Nhiên

*

Giơ tay vầy mới đúng!

Ý NGHĨA CỦA VIỆC CẦM QUE ĐO NHƯ VẬY LÀ GÌ?

*
Đơn giản là để tìm độ lớn chiều cao hoặc chiều ngang của đối tượng cần vẽ như hình minh họa kế bên và bên dưới.

*

Cầm que đo để đo, nó giống vầy nè các bạn.

Các bạn đã hình dung “sương sương” ra chưa nào?

ĐO THỰC HÀNH NHỮNG KHỐI ĐƠN GIẢN TRƯỚC

Tìm những vật có hình thù vuông vức, đơn giản, càng ít chi tiết càng tốt để thực hành trước khi qua những vật khó hơn. PICS ví dụ nhé:

*

Khối nằm vuông vức đơn giản.

*

Khối đứng vuông vức đơn giản.

Ngoài ra, chúng ta sẽ thống nhất một số nguyên tắc với nhau trước khi đo nữa nè:

*

Ở khối nằm vuông vức đơn giản.

Chiều cao của toàn bộ một vật sẽ được tính từ điểm thấp nhất đến điểm cao nhất của vật đó. Trong đó:

A là điểm cao nhấtB là điểm thấp nhất

Chiều ngang của toàn bộ một vật sẽ được tính từ điểm đỉnh trái đến điểm đỉnh phải của vật đó. Trong đó:

C là điểm đỉnh tráiD là điểm đỉnh phải

*

Ở khối đứng vuông vức đơn giản.

(Ở khối đứng thì ký hiệu bị ngược lại một chút nhưng cách đo thì vẫn y chang không thay đổi nha các bạn. Tại PICS làm hình xong mới phát hiện ra nên làm biếng sửa toàn bộ quá)

Chiều cao của toàn bộ một vật sẽ được tính từ điểm thấp nhất đến điểm cao nhất của vật đó. Trong đó:

C là điểm cao nhấtD là điểm thấp nhất

Chiều ngang của toàn bộ một vật sẽ được tính từ điểm đỉnh trái đến điểm đỉnh phải của vật đó. Trong đó:

A là điểm đỉnh tráiB là điểm đỉnh phải

BẮT ĐẦU THỰC HÀNH ĐO TỈ LỆ

Trước khi vẽ bất kỳ cái gì, chúng ta nên dành ra tầm 2-3 phút quan sát mẫu để xác định hình dạng của chúng và ước lượng các khoảng cách chiều cao và chiều ngang.

*

Ví dụ như ở khối nằm, sau khi quan sát ta có thể dễ dàng nhận thấy:

1. chiều cao Nguyên tắc đo tỉ lệ mà PICS đưa ra là, chúng ta sẽ lấy tỉ lệ NGẮN HƠN LÀM CHUẨN để so sánh với tỉ lệ DÀI HƠN.

ĐỐI VỚI MẪU CÓ CHIỀU CAO

*

 Ta xác định chiều cao trước (do đang lấy chiều cao làm chuẩn tại vì chiều cao ). Bằng cách rà que đo sao cho khớp với chiều cao của mẫu trong đó đỉnh que đo rơi vào vị trí cao nhất (A), còn đầu ngón tay cái rà vào đúng vị trí thấp nhất (B). Sau đó các bạn cố gắng giữ nguyên ngón cái ở vị trí vừa xác định được trên que đo. Khoảng cách từ điểm A đến điểm B bây giờ được xem là một ĐƠN VỊ ĐỘ LỚN (ta sẽ dùng nó để đo các khoảng cách còn lại).

Sau đó, xoay ngang cánh tay cho que đo nằm song song với mặt đất (ngón cái vẫn giữ yên ở vị trí cũ, không di chuyển ngón tay nhé). Từ từ di chuyển cánh tay sao cho đầu ngón cái rơi vào vị trí đỉnh phải (D). Đỉnh que đo bây giờ sẽ nằm ở vị trí hơn phân nửa chiều ngang mẫu đúng không?Bây giờ các bạn lưu ý nè, nếu đo 1 khoảng cách nhỏ hơn 1 đơn vị độ lớn thì xác định khoảng cách đó bằng bao nhiêu phần của 1 đơn vị (ví dụ: bằng 1/2, 1/3, 1/4). Nếu đo 1 khoảng cách lớn hơn 1 đơn vị độ lớn thì di chuyển cánh tay để xác định khoảng cách đó bằng bao nhiêu đơn vị (ví dụ: lớn hơn 2 + 1/4).Tiếp tục nhé, nhớ vị trí đỉnh que đo nằm ở đâu rồi, như PICS nói ở bên trên, ta tiếp tục lấy tỉ lệ chiều cao đang có để nhân lên, bằng cách di chuyển cánh tay sao cho đầu ngón cái rơi vào vị trí đỉnh que đo vừa xác định được ban nãy. Có phải vị trí đỉnh trái (C) bây giờ nằm hơn phân nửa đoạn chiều cao đang lấy làm chuẩn không nè?

Dựa vào những gì các bạn đã đo được, ta có thể kết luận: chiều ngang mẫu này lớn hơn chiều cao, khoảng hơn gấp rưỡi một chút xíu.

Các bạn đo đi đo lại cho thuần thục nha!!!

ĐỐI VỚI MẪU CÓ CHIỀU NGANG

Tương tự, ta xác định chiều ngang trước (do đang lấy chiều ngang làm chuẩn tại vì chiều ngang ). Bằng cách rà que đo sao cho khớp với chiều ngang của mẫu trong đó đỉnh que đo rơi vào vị trí đỉnh trái (A), còn đầu ngón tay cái rà vào đúng vị trí đỉnh phải (B). Sau đó các bạn cố gắng giữ nguyên ngón cái ở vị trí vừa xác định được trên que đo.

Phần còn lại như trong hình thôi các bạn.

Các bạn nhớ đo đi đo lại nhiều lần để so sánh cho chính xác! Đừng vội vàng làm gì vì đây là kỹ năng căn bản tối thiểu để học vẽ một cách bài bản đó. Đo xong các bạn nhớ tỉ lệ hơn kém nhau của chiều cao và chiều ngang trong đầu rồi vẽ ra giấy, thế là xong!

ĐO THỰC HÀNH NHỮNG KHỐI CÓ NHIỀU CHI TIẾT HƠN

Ở đây, PICS lấy ví dụ là khối hộp.

Cách đo tương tự như đo hai khối kia, đầu tiên là phải quan sát mẫu, PICS thấy chiều cao cho nên điểm cao nhất và điểm thấp nhất nó đang bị lệch nhau.

*

Nếu rơi vào trường hợp điểm cao nhất và điểm thấp nhất bị lệch nhau như thế này, việc xử lý cũng đơn giản thôi! Các bạn chỉ cần lấy một điểm làm mốc, sau đó dời điểm còn lại trùng vào vị trí que đo đang đo là xong.

*

*

Xác định xong chiều cao, ta dùng nó để đi tìm chiều ngang.

Nhìn thì có vẻ nhiều và khó nhưng thực hành thì lại nhanh và dễ lắm các bạn ơi.

Đấy, vậy là PICS đã hoàn thành bài viết “Hướng Dẫn Đo Tỉ Lệ Khi Vẽ” cho các bạn rồi đấy nhé. Đọc sơ sơ lại thấy nhiều thì cũng có nhiều thiệt, toàn là các chi tiết không thể bỏ qua khi vẽ. Nhưng đến lúc thực hành thì lại khác, nhanh cực kỳ đó các bạn!

Dĩ nhiên để phác họa được đối tượng cần vẽ cũng sẽ còn nhiều cách khác nhanh và hiệu quả hơn, nhưng đo tỉ lệ bằng que đo được xem là kỹ thuật phổ biến và siêu căn bản nhất. Nếu các bạn còn thắc mắc gì, hãy comment vào phần “Bình Luận” bên dưới. PICS sẽ nhanh chóng giải đáp cho các bạn.

Xem thêm:

Đừng quên like và share bài viết để ủng hộ PICS nếu các bạn thấy nó hay và hữu ích nha! Bye bye các bạn nè.

Liên hệ ngay với PICS qua các mạng xã hội khác nhé mọi người:

FacebookYoutubePinterest

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *