Cuộc khủng hoảng Ukraine buộc Việt Nam phải đánh giá lại quan hệ với Nga và tiếp tục giảm phụ thuộc vào người bạn cũ là nguồn cung cấp vũ khí chủ yếu.

Đang xem: Tin quân sự, tin an ninh quốc phòng việt nam và thế giới 24h

Cuộc chiến Ukraine làm lung lay quan niệm cơ bản về tư thế quốc phòng của Việt Nam – vốn coi Nga là nguồn cung cấp tin cậy các loại vũ khí chủ yếu để răn đe Trung Quốc.

Việc Nga xâm lược Ukraine đã đẩy Việt Nam vào một vị thế khó xử về chính trị và ngoại giao, bị mắc kẹt giữa yêu cầu phải tránh lên án Nga và yêu cầu phải xoa dịu tình cảm của người dân Việt Nam muốn ủng hộ Ukraine. Đọc tiếp “Quan hệ Việt – Nga có thể bị tổn thương do chiến tranh Ukraine?”

*

Việt Nam tìm kiếm lợi ích thực dụng từ IPEF

*

Tác giả: Huỳnh Tâm Sáng

Việc tham gia vào sáng kiến mới của Mỹ thể hiện khát vọng đạt được lợi ích kinh tế cũng như vị thế vững chắc của Việt Nam trong cấu trúc kinh tế khu vực. Tuy nhiên, sự can dự một cách toàn diện của Việt Nam là không chắc chắn.

Vào tháng 5, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố khởi động việc thành lập Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (IPEF), vốn đã được mong đợi từ lâu, nhằm tăng cường cam kết kinh tế của Washington với các đồng minh và đối tác tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Để đạt được mục tiêu đề ra, IPEF tập trung vào “bốn trụ cột” để thúc đẩy các tương tác kinh tế mang tính kết nối, linh hoạt, trong sạch và công bằng với các đối tác trong khu vực. Đọc tiếp “Việt Nam tìm kiếm lợi ích thực dụng từ IPEF”

*

Vén màn bí mật đời tư Vladimir Putin (P2)

*

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cô con gái ‘có kỷ luật’

Ngay từ đầu, câu chuyện cá nhân của Putin dường như luôn tràn ngập những điều tưởng tượng. Ông có một cuốn tiểu sử chính thức – được xuất bản vào năm 2001, khi ông lần đầu tiên nắm quyền với tư cách là nhà dân chủ thế hệ tiếp theo – để làm nổi bật hình ảnh người đàn ông gia đình cứng rắn nhưng anh hùng của mình. Trong đó, ông kể câu chuyện về việc đích thân cứu cả nhà, giữa lúc đang khỏa thân, khi một phòng tắm hơi bị hư hỏng đã thiêu rụi căn biệt thự bằng gỗ của họ. Đọc tiếp “Vén màn bí mật đời tư Vladimir Putin (P2)”

*

Francis Fukuyama: Putin quá liều lĩnh, Trung Quốc sẽ không dại dột như vậy

*

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Nhà khoa học chính trị Hoa Kỳ Francis Fukuyama nói cuộc chiến tranh ở Ukraine sẽ làm xáo trộn trật tự quốc tế. Mặc dù Nga không đạt được thắng lợi về quân sự nhưng phương Tây không được phép lơ là. Ngay cả khi không có Putin, đất nước đó vẫn có lý do là một mối đe dọa.

Hỏi: Thưa ông Fukuyama, cuộc chiến tranh của Nga chống lại Ukraine có phải là sự mở đầu của một trật tự quốc tế mới? Đọc tiếp “Francis Fukuyama: Putin quá liều lĩnh, Trung Quốc sẽ không dại dột như vậy”

*

Vén màn bí mật đời tư Vladimir Putin (P1)

*

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Khi các quốc gia phương Tây bắt đầu áp đặt các biện pháp trừng phạt lên những người thân cận với nhà lãnh đạo Nga, bao gồm cả các thành viên trong gia đình ông, bí mật về cuộc sống riêng tư của vị tổng thống đang dần bị hé lộ.

Vladimir Putin không thích những kẻ tọc mạch.

Đó là năm 2008, và Tổng thống Nga, khi ấy 56 tuổi, sau 8 năm đứng trên đỉnh cao quyền lực, đã xuất hiện trong một cuộc họp báo tại Villa Certosa xa hoa ở xứ Sardinia. Bên cạnh là đồng minh thân cận nhất của ông ở Tây Âu, Silvio Berlusconi, ông trùm truyền thông kiêm Thủ tướng Ý nổi tiếng là đi theo chủ nghĩa khoái lạc, người chia sẻ với ông nhiều sở thích, từ những chuyện đùa thô tục, đến những đồ trang trí lộng lẫy và khối tài sản kếch xù. Đọc tiếp “Vén màn bí mật đời tư Vladimir Putin (P1)”

*

Đánh bại Nga có giúp ngăn chặn chiến tranh trong tương lai?

*

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Lời kêu gọi giành chiến thắng quyết định trước quân Nga là sai lầm, và không nhất thiết sẽ ngăn cản Putin hoặc những người khác sử dụng vũ lực.

Những nhân vật phương Tây – chẳng hạn như Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg – ủng hộ việc hỗ trợ ngày càng nhiều hơn cho Ukraine đôi khi ám chỉ rằng một thất bại quyết định đối với người Nga sẽ giúp ngăn cản chiến tranh trong tương lai ở những nơi khác. Nếu Nga bị đánh bại hoàn toàn, hoặc chí ít là không thể đạt được bất kỳ lợi ích đáng kể nào, thì phương Tây sẽ chứng minh rằng “hiếu chiến là vô ích.” Không chỉ riêng Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ rút ra bài học cho mình và không bao giờ thử bất cứ điều gì giống như cuộc chiến này nữa, mà các nhà lãnh đạo khác đang dự tính sử dụng vũ lực – chẳng hạn như Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình – cũng buộc phải suy nghĩ thật kỹ trước khi hành động tương tự. Đọc tiếp “Đánh bại Nga có giúp ngăn chặn chiến tranh trong tương lai?”

*

Vai trò gia tăng của vệ tinh thương mại trong chiến tranh

*

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các vệ tinh thương mại đã làm đảo lộn xung đột như thế nào?

Vài ngày sau khi Nga bắt đầu xâm lược Ukraine, Tổng thống Volodymyr Zelensky đã có một bài phát biểu đầy xúc động trước Nghị viện Châu Âu, kêu gọi sự ủng hộ của mọi người. Cùng ngày hôm đó, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Chuyển đổi Kỹ thuật số của Ukraine, Mykhailo Fedorov, đã lên Twitter để đưa ra một lời cầu xin hướng đến nhóm đối tượng cụ thể hơn – nhưng không kém phần khẩn cấp — là các giám đốc điều hành và thành viên hội đồng quản trị của các công ty vệ tinh thương mại. Cụ thể, Fedorov đã kêu gọi một số công ty vệ tinh tư nhân hàng đầu cung cấp hình ảnh có độ phân giải cao “theo thời gian thực” cho các lực lượng vũ trang Ukraine để hỗ trợ họ chống lại cuộc xâm lược của Nga. Đọc tiếp “Vai trò gia tăng của vệ tinh thương mại trong chiến tranh”

*

Quá trình tái thiết kinh tế của Lý Khắc Cường có một tiền lệ nguy hiểm

*

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Lần gần đây nhất nhân vật số 2 của Trung Quốc sửa chữa chính sách của lãnh đạo tối cao, câu chuyện đã không kết thúc tốt đẹp.

Tuần trước, Trung Quốc đã tổ chức một hội nghị trực tuyến về ổn định nền kinh tế. Thủ tướng Lý Khắc Cường phát biểu trước khoảng 100.000 quan chức cấp cao tại hơn 2.800 thành phố trên toàn quốc – đây là quy mô chưa từng có đối với một sự kiện như vậy.

Xem thêm: Những Lưu Ý Khi Dùng Cao Hổ Cốt Chữa Bệnh Gì L Bsdonguyenthieu

Hội nghị được tổ chức trong lúc nền kinh tế số 2 thế giới đang lao đao sau chính sách zero covid hà khắc và cuộc đàn áp của Chủ tịch Tập Cận Bình đối với các ngành công nghiệp bất động sản và công nghệ. Đọc tiếp “Quá trình tái thiết kinh tế của Lý Khắc Cường có một tiền lệ nguy hiểm”

*

Giải mã “cân bằng chiến lược” của Việt Nam trong tam giác Mỹ-Nga-Việt

*

Tác giả: Huỳnh Tâm Sáng

Việt Nam đã lựa chọn “cân bằng thận trọng” đối với xung đột Ukraine. Nhưng Việt Nam có thể nỗ lực không chọn phe trong bao lâu?

Từ khi Nga xâm lược Ukraine hôm 24/2, Việt Nam luôn nhấn mạnh lập trường “không chọn bên” trong cuộc xung đột, cố gắng giữ khoảng cách trước tình huống đối đầu giữa các cường quốc tại khu vực Đông Âu. Dù vậy, các tranh luận vẫn nổ ra xung quanh việc Hà Nội cố gắng “đi dây” giữa Nga và Mỹ. Đọc tiếp “Giải mã “cân bằng chiến lược” của Việt Nam trong tam giác Mỹ-Nga-Việt”

*

Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống nhà Minh (P2)

*

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Tình hình nước ta lúc bấy giờ, các cuộc khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược nổi lên khắp nơi từ bắc Trung Phần cho đến Lạng Sơn. Vào đầu năm Bình Định vương thứ 3 <1420>, nhận thấy đạo quân dưới quyền Lý Bân không đương đầu nổi; Vua Minh Thái Tông bèn điều quân từ Tứ Xuyên, Vân Nam đến tăng viện:

Sắc dụ quan Tổng binh Giao Chỉ Phong Thành hầu Lý Bân rằng : Đọc tiếp “Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống nhà Minh (P2)”

*

Cựu điệp viên KGB: Khi mù quáng Putin có thể làm những điều tồi tệ nhất

*

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Cựu điệp viên KGB Sergei Yirnov biết rõ về Vladimir Putin. Tổng thống Nga ngày càng bị cô lập ở trong Điện Kremlin, nhưng ông ta lại sống trong một thế giới song song đầy nguy hiểm. Tuy nhiên người hiểu rõ về Putin này lại lo lắng nhất về một tính cách khác của vị tổng thống.

Chuyện xảy ra vào buổi tối ngày Nga xâm lược Ukraine. Trên truyền hình Pháp, một cựu điệp viên Nga khiến khán giả hoảng hốt khi ông nói Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật. Ngay lập tức ông bị mạng xã hội tấn công tới tấp và nhiều chuyên gia cho rằng ông là một kẻ tán thành chiến tranh. Ba ngày sau đó, Vladimir Putin tuyên bố đặt kho vũ khí hạt nhân của mình vào tình trạng báo động. Kể từ đó người ta mới bắt đầu chú ý lắng nghe Sergei Jirnov. Đọc tiếp “Cựu điệp viên KGB: Khi mù quáng Putin có thể làm những điều tồi tệ nhất”

*

Tổng thống Biden: Mỹ sẽ làm gì và không làm gì ở Ukraine

*

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc xâm lược mà Vladimir Putin nghĩ rằng sẽ kéo dài chỉ vài ngày, giờ đã bước sang tháng thứ tư. Người dân Ukraine đã khiến nước Nga ngạc nhiên và truyền cảm hứng cho thế giới bằng sự hy sinh, gan dạ, và thành công trên chiến trường. Thế giới tự do và nhiều quốc gia khác, dẫn đầu là Mỹ, đã đứng về phía Ukraine với sự hỗ trợ chưa từng có về quân sự, nhân đạo, và tài chính.

Trong lúc cuộc chiến tiếp diễn, tôi muốn nói rõ về mục tiêu của Mỹ trong những nỗ lực này. Đọc tiếp “Tổng thống Biden: Mỹ sẽ làm gì và không làm gì ở Ukraine”

*

Trung Quốc: Không thể để quan hệ Trung – Mỹ ngày càng xấu đi

*

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Vương Nghị ca ngợi các giới nhân sĩ hữu hảo Mỹ, với tiến sĩ Kissinger, là đại diện đã nhiều năm quan tâm ủng hộ phát triển mối quan hệ Trung Quốc-Mỹ. Ông nói, trước đây nửa thế kỷ, các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Mỹ thế hệ trước, như Chủ tịch Mao Trạch Đông, Thủ tướng Chu Ân Lai, Tổng thống Nixon và Tiến sĩ Kissinger, với tầm mắt nhìn xa trông rộng, với dũng khí chính trị và trí tuệ ngoại giao phi phàm, đã phá tan lớp băng kiên cố đối kháng ngăn cách hai nước, thực hiện “cái bắt tay vượt qua Thái Bình Dương” rung chuyển thế giới, mở ra một chương mới trong quan hệ Trung – Mỹ. Hơn 50 năm nay tiến sĩ Kissinger đã thăm Trung Quốc ngót trăm lần, thúc đẩy Chính phủ Mỹ các nhiệm kỳ thi hành chính sách tích cực đối với Trung Quốc. Dốc sức cho sự phát triển mối quan hệ Trung – Mỹ đã trở thành một trong những chương đẹp nhất trong cuộc đời ngoại giao của tiến sĩ Kissinger. Đọc tiếp “Trung Quốc: Không thể để quan hệ Trung – Mỹ ngày càng xấu đi”

*

Thủ tướng Lý Hiển Long: Các quốc gia ‘lớn và nhỏ’ đều phải chơi theo luật

*

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhà lãnh đạo Singapore thảo luận về Ukraine, Trung Quốc, và giá trị của các thể chế toàn cầu.

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long gần đây đã có cuộc phỏng vấn độc quyền trước khi xuất hiện tại Hội nghị Tương lai châu Á hàng năm của Nikkei ở Tokyo.

Trò chuyện với Tổng biên tập Nikkei Tetsuya Iguchi, vị lãnh đạo đã chia sẻ suy nghĩ của mình về mọi thứ, từ tác động của cuộc xung đột Ukraine và lạm phát, đến các hiệp định thương mại và sự trỗi dậy của Trung Quốc. Đọc tiếp “Thủ tướng Lý Hiển Long: Các quốc gia ‘lớn và nhỏ’ đều phải chơi theo luật”

*

Xoay trục 2.0: Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

*

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chừng nào IPEF còn thiếu lợi ích rõ ràng, sẽ khó có thể biến khuôn khổ này thành hành động có ý nghĩa.

Trong chuyến công du châu Á của mình, hôm thứ Hai vừa rồi, Tổng thống Mỹ Joe Biden thông báo Nhật Bản, Ấn Độ, cùng 10 quốc gia khác đã cam kết tham gia Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (IPEF) do Mỹ dẫn đầu. Danh sách gồm có Australia, Brunei, Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, New Zealand, Philippines, Singapore, Thái Lan, và Việt Nam. Những nước không phải là thành viên, chí ít là ở thời điểm hiện tại, là Đài Loan, ba quốc gia thành viên ASEAN (Campuchia, Lào, và Myanmar) và Trung Quốc (hiển nhiên). Nhưng cánh cửa để trở thành thành viên trong tương lai của họ (ít nhất là về mặt lý thuyết) vẫn đang được để ngỏ. Đọc tiếp “Xoay trục 2.0: Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”

*

Vương Kỳ Sơn đến Seoul mang theo thông điệp của Tập dành cho Mỹ

*

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đàm phán đang âm thầm diễn ra để chuẩn bị cho một hội nghị thượng đỉnh với Biden

Đầu tuần này, Washington đã tiến hành một loạt các hoạt động ngoại giao cấp cao nhất ở châu Á. Chủ đề cơ bản trong chuyến thăm của Tổng thống Joe Biden tới Hàn Quốc và Nhật Bản, cũng như hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo Bộ tứ, và việc ra mắt Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là cách đối phó với Trung Quốc.

Trong khi đó, quan hệ Mỹ-Trung đang đứng bên bờ vực thẳm. Đây là một mối quan tâm lớn của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, khi ông cố gắng nắm giữ vị trí lãnh đạo tối cao của đất nước trong Đại hội toàn quốc của Đảng Cộng sản Trung Quốc vào mùa thu năm nay. Đọc tiếp “Vương Kỳ Sơn đến Seoul mang theo thông điệp của Tập dành cho Mỹ”

*

Nếu rút khỏi WTO, Nga sẽ làm gì tiếp theo?

*

Tác giả: Nghê Nguyệt Cúc | Biên dịch: Vũ Tú Nam

Theo các báo cáo truyền thông, ông Peter Tolstoy, Phó Chủ tịch Duma Quốc gia Nga, mới đây đã tiết lộ rằng Nga đã rút khỏi Ủy ban châu Âu và bước tiếp theo sẽ là rút khỏi Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vì tổ chức này đang phớt lờ các nghĩa vụ của mình đối với Nga. Trước đó, Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu tuyên bố sẽ hủy bỏ quy chế thương mại tối huệ quốc dành cho Nga.

Nga gia nhập WTO năm 2012. Sau 19 năm đàm phán gian khổ, Nga hiện muốn rút khỏi WTO, một mặt là “đòn phản công tự vệ” chống lại “nỗ lực không ngừng” của các nước phương Tây nhằm kiểm soát Nga, mặt khác là do thất vọng với cơ chế của WTO. Kể từ sau khi nổ ra xung đột giữa Nga và Ukraine, Mỹ và các đồng minh liên tục gia tăng các biện pháp trừng phạt đối với Nga, bao gồm hủy bỏ quy chế tối huệ quốc và đình chỉ tư cách thành viên WTO. Đọc tiếp “Nếu rút khỏi WTO, Nga sẽ làm gì tiếp theo?”

*

Kissinger có đúng khi nói Ukraine nên nhượng đất cho Nga?

*

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Nhà hoạch định chính sách đối ngoại kỳ cựu Henry Kissinger đã nêu ra khả năng Ukraine phải nhượng một phần lãnh thổ . Sự phẫn nộ của Kiev đối với điều này là dễ hiểu. Nhưng dù đau đớn đến mấy, không ai có thể ra lệnh cho nước Nga phải chấp nhận hòa bình. Vì vậy, phải có một sự thỏa hiệp.

Xem thêm: Người Mẫu Điển Trai Lâm Bảo Châu Là Ai? Cuộc Sống Của Anh Khi Yêu Lệ Quyên

Trong bảy thập niên, Henry Kissinger là một trong những bộ óc vĩ đại về chính sách đối ngoại, không chỉ ở Hoa Kỳ, mà còn trên cả thế giới. Đọc tiếp “Kissinger có đúng khi nói Ukraine nên nhượng đất cho Nga?”

*

Trung Quốc bình luận về sức mạnh quân sự của Phần Lan và Thụy Điển

*

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Trang mạng Thời báo Hoàn Cầu ngày 24/5 xuất bản bài bình luận về sức mạnh quân sự của Phần Lan và Thụy Điển, hai quốc gia trung lập muốn gia nhập NATO. Nội dung tóm lược như sau:

Ngày 22/5, Bộ Ngoại giao Nga đưa ra cảnh báo: Phần Lan và Thụy Điển xin gia nhập NATO sẽ làm cho vùng Bắc cực trở thành “vũ đài quốc tế” của các hành động quân sự. Bộ trưởng Quốc phòng Nga Shoigu cho biết, quân đội Nga sẽ thành lập 12 đơn vị mới tại quân khu miền Tây nhằm đối phó với sự thay đổi tình hình do việc Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO. Điều đó làm cho dư luận quốc tế hiếu kỳ đặt câu hỏi: Rốt cuộc hai quốc gia Bắc Âu bình thường chẳng có gì nổi trội này tiềm ẩn một sức mạnh quân sự như thế nào để đến mức Nga phải căng thẳng như vậy? Đọc tiếp “Trung Quốc bình luận về sức mạnh quân sự của Phần Lan và Thụy Điển”

*

Cuộc chiến ở Đài Loan có thể sẽ là chiến tranh hạt nhân

*

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trò chơi chiến tranh tiết lộ cho chúng ta xung đột Mỹ-Trung có thể leo thang đến thế nào.

Cuộc xâm lược Ukraine của Nga đã làm dấy lên lo ngại về chiến tranh hạt nhân, bởi vì Tổng thống Nga Putin đã đặt lực lượng hạt nhân của mình ở mức báo động cao, và cảnh báo rằng bất kỳ nỗ lực can thiệp nào từ bên ngoài cũng sẽ dẫn đến “hậu quả mà các người chưa bao giờ chứng kiến.” Hành động khiêu khích quân sự này đã xuất hiện trên trang nhất của nhiều tờ báo và thu hút sự chú ý ở Washington. Nhưng trong trường hợp Trung Quốc cố gắng chiếm Đài Loan, và Mỹ đứng ra hỗ trợ cho Đài Bắc, thì nguy cơ leo thang thậm chí còn có thể vượt xa tình hình căng thẳng hiện nay ở châu Âu. Đọc tiếp “Cuộc chiến ở Đài Loan có thể sẽ là chiến tranh hạt nhân”

*

Điều hướng bài viết

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *